2019: Nếu rửa hàng cho Tàu, Việt Nam sẽ ăn thuế phòng vệ thương mại???

- Quảng Cáo -

Nguyễn Việt Nam |

Việc Việt Nam hội nhập, tham gia vào các FTA (hiệp định thương mại tự do) cùng nhiều quốc gia sẽ làm cho thuế nhập khẩu vào các quốc gia thành viên giảm mạnh. Nhất từ ngày 1/1/2019 thì CPTPP sẽ được thực thi. CPTPP là một FTA thế hệ mới lớn thứ ba thế giới gồm những thành viên có năng lực cạnh tranh rất mạnh như Nhật Bản, Australia, Canada.. Khi thuế nhập khẩu trong khối giảm về mức rất thấp hoặc 0% thì rào cản xuất nhập khẩu sẽ được gỡ bỏ. Điều này làm cho các quốc gia thành viên sẽ tăng cường phòng vệ thương mại để bảo vệ nền sản xuất của quốc gia mình.

1) Phòng vệ thương mại là gì?

là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ. Thường thì các quốc gia giải quyết việc này bằng cách áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ.

2) Thực trạng bị kiện bán phá giá của Việt Nam:
- Quảng Cáo -

Hiện Việt Nam đang dính đến 78 vụ kiện bán phá giá trên thế giới, 12 vụ điều tra chống trợ cấp và 17 vụ điều tra chống lẩn tránh thuế bán phá giá. Trong đó nhiều nhất là sắt thép có đến 37 vụ. Thứ hai là hàng dệt may. Vụ lớn nhất là thép từ Formosa bị Mỹ đánh thuế chống bán phá giá là 199,76% và thuế chống trợ cấp là 256,44% hồi tháng 5 vừa rồi vì lý do Mỹ cho rằng thép của Formosa sử dụng chất nền có nguồn gốc từ Trung Quốc. Và hiện tại Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Mỹ vẫn coi Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường (vì có đuôi XHCN).

3) Yếu tố Trung Quốc:

Các sản phẩm thép, nhôm của Trung Quốc được tuồn qua Việt Nam để xuất khẩu sang nước khác với nhãn hiệu Ma Zê in Ziệt Nam bị đánh thuế vừa qua là lời cảnh tỉnh cho việc tiếp tay, rửa hàng Trung Quốc của Việt Nam. Tuy nhiên trong bối cảnh chiến tranh thương mại đang ngày càng gia tăng khiến cho các doanh nghiệp Trung Quốc tháo chạy sang Việt Nam để né thuế cũng là hồi chuông báo động cho chính phủ của anh Phúc. Nhưng chính phủ của anh Phúc lại rất hồ hởi, ưu tiên, mở rộng cửa để đón các nhà đầu tư Trung Quốc (anh Phúc chịu sự chỉ đạo của anh Trọng, anh Trọng chịu sự chỉ đạo của Tập Cận Bình).

Thêm nữa là sắp thực thi CPTPP (hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương) sẽ khiến các nhà đầu tư Trung Quốc kéo sang đón đầu để hưởng lợi từ hiệp định này. Những điều này làm cho các doanh nghiệp Trung Quốc hiện diện ở Việt Nam nhiều hơn. Và dĩ nhiên họ sẽ tìm cách đưa hàng Trung Quốc dán nhãn Việt Nam để xuất khẩu. Sẽ có những mánh lới nào đó được áp dụng để né được rào cản truy xuất nguồn gốc của CPTPP như nhập hàng bán thành phẩm hay xây dựng khu công nghiệp xuyên biên giới (cái này đã và đang làm rồi). Ngay cả hàng Việt Nam và hàng Trung Quốc chất lượng, sức cạnh tranh không thể bằng hàng của các nước có hàng hóa chất lượng cao trong khối như Nhật Bản, Canada được nên chỉ có thể cạnh tranh về giá. Trong khối cũng như các nước thuộc FTA khác cũng không quy định về số lượng hàng hóa nên họ sẽ áp dụng phòng vệ thương mại nếu hàng giá rẻ lấn át thị trường làm ảnh hưởng nền sản xuất trong nước của họ. Mà nhất là thị trường Mỹ và Canada . Nếu phát hiện có yếu tố Trung Quốc trong hàng hóa của Việt Nam thời gian “nhạy cảm” này thì việc ăn thuế phòng vệ thương mại là khó tránh khỏi. Không chỉ như vậy mà nó còn lan sang các mặt hàng khác cùng loại của Việt Nam hoặc sẽ dính điều tra các mặt hàng khác loại khác.

4) Nguy cơ:

Nguy cơ bị ăn thuế phòng vệ thương mại là khá cao, không chỉ với hàng Trung Quốc gửi qua để rửa mà có cả hàng của Việt Nam. Rào cản thuế quan được rỡ bỏ như vậy, hàng Việt Nam thì sức cạnh tranh lại kém, thành ra để sống được thì cạnh tranh về giá sẽ là lựa chọn hàng đầu của chính phủ anh Phúc. Số lượng lớn, giá rẻ thì liệu có dính thuế phòng vệ không? Khả năng là có đấy.Thế nên nguy cơ là khá cao.

Đấy, nếu cố tình thả cửa cho Trung Quốc nó vào, rửa hàng cho nó thì kịch bản phòng vệ thương mại sẽ là như thế. Nó cũng sẽ làm hàng hóa trong nước bị dính điều tra, áp thuế phòng vệ kiểu “vạ lây” nhưng cố tình “bị vạ lây” ấy. Và nếu thuế phòng vệ thương mại được tung ra thì số lượng, giá trị hàng hóa của Việt Nam cũng sẽ sụt giảm trong lĩnh vực xuất khẩu đấy. Sang năm mà bị áp thuế thì chúng ta có thêm nhiều tia hi vọng đấy.

Dưới đây là mánh lới, nhận định của một số chuyên gia nhưng vẫn không cản được sự “mời mọc” Trung Quốc của anh Phúc và anh Trọng:

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here