Trong mối quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam chỉ có mỗi cái lợi là cái lợi cho đảng cộng sản(dacosa) để bảo vệ chế độ. Còn đâu là hại đủ đường từ kinh tế, lãnh thổ, ô nhiễm, sức khỏe giống nòi, mất thị trường,…Nguyên do cũng là bên dacosa đã thả cửa cho hàng hóa, cộng nghệ lạc hậu, chất lượng kém, đầu tư không lành mạnh của Trung Quốc tràn vào Việt Nam.
1) Quan hệ thương mại có lợi cho Trung Quốc, thâm hụt gia tăng:
Chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc khá nhiều, tuy nhiên nhập khẩu từ Trung Quốc lại còn nhiều hơn nữa. Chỉ tính riêng từ năm 2013-2017, Việt Nam xuất sang Trung Quốc khoảng 100 tỷ USD hàng hóa, nhưng lại nhập khẩu từ nước này đến 150 tỷ USD hàng hóa. Chưa tính năm 2018. Theo thống kê sơ bộ là 9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch XNK hai nước vào khoảng 76 tỷ USD. Việt Nam xuất sang Trung Quốc là 29 tỷ USD nhưng nhập khẩu về đến 47 tỷ nghĩa lạ Việt Nam bị thâm hụt thương mại với Trung Quốc là 18 tỷ USD. Và hết năm nay sẽ còn gia tăng. Con số thâm hụt phải ngoài 20 tỷ USD. Đó là còn chưa tính thâm hụt những năm trước 2013.
Năm 2016, Việt Nam chính thức ký kết hiệp định thương mại biên giới với Trung Quốc. Tuy nhiên trong hai năm qua, lối thoát cho hàng Việt Nam sang Trung Quốc không mấy được cải thiện mà tình trạng hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam ngày càng tăng. Và nguy cơ tăng cao trong tương lai, nhất là với các mặt hàng nông sản. Động thái rõ rệt nhất là tới đây gạo của Việt Nam sẽ phải chịu thuế đến 50% khi xuất khẩu vào Trung Quốc.
Thêm nữa, Việt Nam sẽ phải thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Asian -Trung Quốc (ACFTA năm 2004) . Trong đó 90% biểu thuế nhập khẩu các mặt hàng thông thường nhập khẩu từ Trung Quốc là 0%. Các mặt hàng như động cơ, phương tiện vận tải, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử, điện lạnh, dệt may, da giày… cũng được thực hiện theo lộ trình giảm thuế xuống còn 0-5% vào năm 2020. Với việc thực hiện cam kết này, rất nhiều mặt hàng có thể được nhập khẩu từ Trung Quốc với thuế suất bằng 0, cạnh tranh trực tiếp đến các sản phẩm cùng loại trong nước. Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu máy móc , thiết bị về Việt Nam là rất lớn vì sự đòi hỏi của ngành công nghiệp phụ trợ mà bên Việt Nam lại đang còn yếu về mảng này.
Do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khiến các doanh nghiệp Trung Quốc di cư sang Việt Nam. Thêm nữa là việc các doanh nghiệp Trung Quốc chạy sang Việt Nam để đón đầu CPTPP sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị từ Trung Quốc là rất lớn.
Một phần nữa là chúng ta đang tăng cường xuất khẩu nhưng song hành với đó là nguyên liệu cho sản xuất thì lại nhập phần lớn từ Trung Quốc. Điều này cũng khiến cho thâm hụt thương mại tăng cao.
Những nguyên nhân trên sẽ khiến thâm hụt thương mại giữa hai nước ngày càng trở nên nặng nề.
2) Trở thành bãi rác thải công nghệ cho Trung Quốc:
Việc Trung Quốc thay thế công nghệ theo hướng ít tiêu tốn năng lượng, giảm ô nhiễm khiến cho nước này thừa mứa công nghệ cũ, lạc hậu, chất lượng kém. Và Việt Nam là ưu tiên hàng đầu để làm nơi đổ rác. Với các ưu thế như đã nêu ở phần 1 trên như: giá rẻ, tiêu chí phân loại công nghệ nhập khẩu của Việt Nam lỏng lẻo, chưa dám sàng lọc công nghệ và dòng vốn
FDI, chi phí vận chuyển thấp do giáp ranh, thuế thấp, doanh nghiệp Trung Quốc di cư…sẽ khiến cho công nghệ rác thải của Trung Quốc tràn mạnh hơn vào nước ta. Kể cả sản phẩm của Trung Quốc cũng rất đểu, nhanh hỏng, nhanh hóa rác. Nguy hiểm nhất là lĩnh vực nhiệt điện phế thải nhập về từ nước này. Bên Việt Nam vẫn đang thèm khát cái món rác nhiệt điện này vì kiếm chác được không ít nếu mua về. Nhưng Trung Quốc sẽ cài bẫy nợ trong các dự án này. Đây cũng là mối lo lớn và đang được dư luận cả nước quan tâm.
Đó, như trên chúng ta thấy đó. Một nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc khiến chúng ta mất tự chủ. Chịu nhiều thiệt hại về môi trường, thị trường. Riêng về mặt thâm hụt thương mại gia tăng thì bên Việt Nam có nhiều lần đề nghị bên Trung Quốc mở cửa, tạo điều kiện hơn nữa cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu hơn, nhiều hơn vào nước này nhưng Trung Quốc chưa nghe. Chưa nghe thì bên Việt Nam sẽ tiếp tục phải chịu cảnh giải cứu, phụ thuộc này thôi . Bên anh Phúc cũng chưa thấy động thái nào hạn chế hay đáp trả cả. Nhưng thực ra do vướng mắc pháp lý ở nhiều hiệp định thương mại tự do đã ký kết nên khó mà phản pháo. Bút sa, gà chết, không tính được hậu quả trước khi đặt bút là chết. Mà có khi tính đươc nhưng vẫn phải ký vì đó là “lệnh”.
Bạn vàng đấy. Đây mới chỉ là ở vấn đề kinh tế. Chưa nói đến việc họ di dân, đe dọa an ninh quốc gia. Họ xâm chiếm lãnh thổ, đe dọa chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Họ thao túng chính trị đe dọa sự tồn vong của dân tộc. Haizzz, chỉ vì giữ chế độ cho dacosa mà khiến dân phải khổ, vận mệnh quốc gia, dân tộc bị đe dọa. Tôi ghét mấy cái người hay nói câu kiểu như tướng Trương Giang Long: ở gần nước lớn thì phải chịu. Chịu là do ông để dacosa lãnh đạo, phụ thuộc chính trị. Chứ như Nhật hay Hàn Quốc nó có ngán đâu, có chịu phụ thuộc đâu. Phải xem thể chế chính trị của họ là gì, họ chơi với ai. Họ là tư bản, đa nguyên đa đảng, họ chơi với Mỹ và các quốc gia văn minh, hùng cường khác. Nên đừng có nói rằng không có Trung Quốc thì ta chết. Nhầm, nhầm to. Không có Trung Quốc thì Đảng Cộng sản Việt Nam chết chứ dân tộc ta không chết. Đó là sự thật. Đừng có ngụy biện, xảo ngôn./.
Leave a Comment