Duy trì đà tăng trưởng cao là mục tiêu mà chính phủ của anh Phúc đang theo đuổi. Con số báo cáo trong nhiệm kỳ của anh phúc thường là 6,6-6,8% và dự kiến là còn vượt 7%.
Tuy nhiên bản chất tăng trưởng của Việt Nam lại khác nhiều so với đặc thù chung của đa số các nước trên thế giới. Thế giới thì tăng trưởng từ nội lực kinh tế trong nước, đầu tư ngoài nước và thiên về chất, công nghệ và tinh chế. Thì Việt Nam lại đi ngược lại. Việt Nam tăng trưởng dựa vào bán tài nguyên thô, bơm tín dụng, cung tiền nhiều và ăn nhờ vốn đầu tư nước ngoài. Ta thấy rõ ràng ràng tình trạng tăng trưởng ở đây là phụ thuộc, không bền vững. Nghĩa là nếu ông muốn duy trì đà tăng trưởng thì càng phải tăng cường bán tài nguyên thô, tăng cường bơm tiền, tăng cường thu hút đầu tư. Vậy thì:
1) Tăng trưởng nhờ vào khai thác tài nguyên thô, bán đi giá rẻ:
Tiền tươi, không phải mất công tinh chế là điều mà nhà nước Việt Nam luôn thích. Thay vì tinh chế để xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị, giảm khối lượng xuất khẩu thì Việt Nam lại tăng khối lượng khai thác, bán giá rẻ để có được nhiều tiền. Tài nguyên là hữu hạn. Khai thác mãi làm sao được. Nếu không chú trọng phát triển công nghệ tinh chế, đa dạng sản phẩm có gốc thô thì chết.Mà chính phủ của anh Phúc lại không quan tâm việc này. Cạn tài nguyên thì sao? Có tăng trưởng được nữa không? Còn cháu đời sau lấy gì mà sống?
2) Bơm tín dụng, tăng cung tiền:
Bơm tín dụng, tăng cung tiền là để kích thích nền kinh tế. Điều này rất nguy hiểm cho nền kinh tế vì nó gây ra bong bóng kinh tế và lạm phát cao nếu không có chính sách hút tiền về hợp lý. Nếu không bơm nữa thì nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng theo hướng trì trệ lại.
3) Phụ thuộc vốn nước ngoài:
gần 70% GDP là đóng góp của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI. Lợi ích và tác hại của dòng vốn này thì Nam đã phân tích rồi. Lợi về việc làm công nhân giá rẻ, công nghiệp phụ trợ (trên dưới 20% tổng giá trị sản phẩm), thuế (khá ít vì ưu đãi mạnh) và kim ngạch xuất khẩu để báo cáo kinh tế (ảo, có tiếng mà không có miếng vì lợi nhuận chuyển hết về nước họ). Nhưng hại thì rất nhiều: Vẫn là nước thu nhập thấp so với thế giới (2.500 USD trong khi đó trung bình thế giới là trên dưới 10.000 USD). Thất thoát, lãng phí, chảy máu tài nguyên vì tỉ lệ doanh nghiệp FDI có nhu cầu tiêu tốn tài nguyên ngày càng tăng. Mất thị trường trên chính sân nhà. Khối kinh tế nội địa bị ép nghẹt. Chiếm hết cơ hội phát triển của kinh tế nội vì FDI ngày càng mở rộng quy mô và lĩnh vực đầu tư. Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tương lai sẽ là bãi rác công nghiệp của thế giới. Nền kinh tế bị méo mó nghiêm trọng. Và trong tương lai hội nhập thì dòng vốn này lại càng chảy mạnh vào nước ta và hê lụy tiêu cực cho nền kinh tế, xã hội ngày càng gia tăng. Biện pháp sàng lọc vốn cũng chưa được chính phủ của anh Phúc cân nhắc triển khai vì sợ giảm con số tăng trưởng. Và cái quan trọng nhất là dư địa thu hút FDI. Nghĩa là nền kinh tế, điều kiện đất nước là giới hạn. Thu hút quá nhiều sẽ đến ngưỡng đầy, quá tải dẫn đến một thời điểm nào đó không thể nhét thêm được nữa vì cạn kiệt các điều kiện đáp ứng đầu tư. Vậy thì lấy gì mà tăng trưởng tiếp? Chưa nói đến việc có chiến sự, tác động của kinh tế thế giới, bất ổn chính trị…đều khiến dòng vốn ngừng chảy vào và dòng vốn hiện có tháo chạy khỏi nền kinh tế. Vậy thì GDP sẽ tăng hay tụt? Bền hay không?
Cái khổ vẫn là người dân. Thành tích báo cáo thì luôn đẹp, đẹp đến ảo lòi ra. Thu nhập của người dân không mấy được cải thiện. Giá cả leo thang, nhất là sang năm lại càng tăng mạnh do tăng giá các mặt hàng trọng yếu. Không chỉ hiện tại chúng ta khổ mà tương lai con cháu chúng ta cũng khổ. Gánh trên vai những khoản nợ khổng lồ gọi là nợ công và sống trong một bãi chiến trường đầy ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, chủ quyền bị đe dọa và tiêu cực xã hội ngày càng gia tăng. Đó người ta gọi là nhờ có đảng, có chế độ nền mới được hưởng vậy. Haizzz. Nếu chỉ nhìn vài thứ vụn vặt xung quanh thì ta thấy rất bình thường. Nhưng nhìn bao trùm toàn cảnh thì đúng là nồi nước luộc ếch sắp sôi rồi./.
Leave a Comment