Cái giá phải trả cho sự yếu kém trong điều hành kinh tế

- Quảng Cáo -

Nguyễn Việt Nam

Câu chuyện thu hút FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) đang khiến dư luận hết sức lo ngại về nhiều hệ lụy và cũng đặt câu hỏi rất lớn cho nhà nước về điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư phù hợp. Việc dành quá nhiều ưu đãi, nới lỏng chính sách đầu tư đã khiến cho sự bùng phát doanh nghiệp dạng này mất kiểm soát và đang để lại hậu quả về môi trường và nội lực kinh tế nội địa rất nặng nề. Tất cả chỉ vì con số tăng trưởng GDP ảo và giải quyết mớ lao động giá rẻ mà đánh đổi bao nhiêu thứ.

1) Sự thiên vị về chính sách:

Chúng ta thấy rõ ràng rằng các doanh nghiệp trong nước bị đối xử rất tệ bạc. Còn doanh nghiệp nước ngoài thì được ưu đãi đủ đường. Doanh nghiệp FDI được ưu đãi hơn về luật sử dụng đất, thủ tục đầu tư, miễn thuế và giảm thuế suất nhiều mặt hay thuế thu nhập doanh nghiệp. Có nhiều trường hợp miễn thuế nhiều năm đầu, xong những năm sau đóng còn được giảm 50% như Samsung, miễn thuế 4 năm đầu, giảm 50% 9 năm tiếp theo.

- Quảng Cáo -

2) Hệ lụy:

+) Sức ép với doanh nghiệp trong nước: Khối doanh nghiệp tư nhân nội địa vốn đã nhỏ bé. Nay khối doanh nghiệp FDI lại lớn và mở rộng ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề . Thêm vào đó lại được hưởng miều ưu đãi hơn. Thành ra khối doanh nghiệp nội địa bị mất nhiều cơ hội, thị phần. Nhất là sang năm 2019 khi CPTPP được thực thi thì tình trạng này còn trở lên tồi tệ hơn nữa. Bởi vì sự đầu tư ồ ạt của các dòng vốn ngoại vào Việt Nam đi cùng với sức cạnh tranh khốc liệt, mạnh mẽ hơn. Trong khi đó khối doanh nghiệp nội sức cạnh tranh quốc tế còn kém. Chỉ có khối FDI là bắt nhịp và đủ sức cạnh tranh. Thành ra hội nhập vẫn cứ lợi cho doanh nghiệp FDI. Đang có câu hỏi đặt ra là sang năm khối FDI của Tàu sẽ tràn vào nước ta để làm ăn và né thuế. Mang theo một đống công nghệ sắt rỉ, độc hại vào đó.

+) Hệ lụy môi trường, sức khỏe: Rất nhiều doanh ghiệp FDI mang công nghệ cũ vào Việt Nam. Tình trạng xả thải, gây ô nhiễm môi trường cùng với sự lỏng lẻo trong công tác quản lý, nhận lối lộ của các cơ quan chức năng làm cho môi trường chịu tác động không nhỏ. Sức khỏe của người lao động cũng vậy, bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

+) Hệ lụy phụ thuộc kinh tế: Việc khối lượng doanh nghiệp FDI đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế sản xuất của Việt Nam làm cho nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào khối này. Giả sử những doanh nghiệp lớn như Samsung mà rút khỏi Việt Nam thì làm thế nào? Nó để lại những hậu quả đang có như ô nhiễm, độc hại cho đất nước ta mà còn để lại trong tương lai nếu rời đi là: thất nghiệp, là sụt giảm tăng trưởng, là xáo trộn sản xuất của các doanh nghiệp, dịch vụ phụ thuộc, ăn theo.

+) Thủ đoạn lách thuế, tìm kiếm ưu đãi mới: Việc báo lỗ liên tục hay việc gần hết thời hạn ưu đãi thì các doanh nghiệp FDI lại bắt đầu cơ cấu lại doanh nghiệp để tiếp tục hưởng ưu đãi mới là trò rất ranh ma. Điều này gây thất thoát cho ngân sách cũng như tốn thêm ưu đãi không đáng có cho doanh nghiệp.

Từ trước đến nay bên nhà nước vẫn chỉ chú trọng vào lợi thế lao động giá rẻ, tài nguyên, chính sách ưu đãi, đất đai để thu hút dạng đầu tư FDI. Và trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam không còn nhiều lợi thế theo kiểu đó nữa. Nếu cứ tiếp tục đánh đổi theo kiểu cũ mà không thay đổi thì sẽ làm cho Việt Nam vẫn mãi là thị trường làm thuê giá rẻ, tài nguyên khoáng sản cạn kiệt, ô nhiễm trầm trọng, đất đai dành cho nông nghiệp bị thu hẹp và quan trọng nhất là khối doanh nghiệp nội bị bóp chết.

Chúng ta thu lợi được từ doanh nghiệp FDI là không nhiều. Chỉ giải quyết được việc làm nhưng giá rất rẻ. Giải quyết được một số dịch vụ, sản xuất ăn theo cũng chỉ chiếm tỉ trọng rất thấp trong chuỗi cung ứng sản phẩm(khoảng trên dưới 20%). Và một chút thuế. Còn đâu lãi họ khuân về nước họ hết cả. Trong khi đó lại để lại nhiều hậu quả như vậy. Và quan trọng hơn cả là cái danh tăng trưởng hão theo kiểu thùng rỗng kêu to, có tiếng mà không có miếng.

Thách thức đặt ra là không thu hút theo chiều rộng nữa, nghĩa là đừng cho vào tràn lan. Mà phải thu hút theo chiều sâu, có chất lượng để bảo vệ môi trường, tạo sự cạnh tranh công bằng cho khối doanh nghiệp trong nước, nâng cao mặt bằng thu nhập cho người dân, cũng như nâng cao tỉ lệ đóng góp vào chuỗi sản phẩm của khối FDI. Nhưng có vẻ bên anh Phúc với anh Trọng chẳng nghe đâu. Vẫn mê cái mục tiêu thành tích tăng trưởng ảo để lòe dân mà bất chấp hậu quả.Haizz, tài tình thế thì đỡ làm sao được. Biến đất nước như cái bãi chiến trường. Chết vì thành tích và tham vặt. Và việc vốn FDI tràn vào Việt Nam mạnh như vậy cũng là có phần lớn hậu quả của việc vay quá nhiều vốn ODA (vốn ưu đãi). Thành ra không cho vào, không ưu tiên cũng không được. Điều kiện vay kèm ODA Nam sẽ nói ở bài sau.

Và một mối lo rất lớn và lâu dài là con cháu ta sẽ sống sao khi mà các doanh nghiệp FDI khai thác hết tài nguyên, lấy hết đất sản xuất, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trong, chiếm hết cơ hội phát triển của chúng ta? Đây mới là vấn đề thiệt hại to lớn này./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here