Nói phét là một nét văn hóa đặc trưng của nhà nước từ lúc thành lập đến nay rồi. Năm nào cũng nghe các báo cáo thường niên với những con số thống kê, thành tích vượt bậc, tiến triển mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng, GDP cao ngất ngưởng, kinh tế vĩ mô ổn định…abc nhiều lắm. Nhưng cuối cùng dân được cái gì nhỉ ? Thử thống kê xem nào.
+) Dân vẫn phải mua xe hơi, xe máy nhập khẩu với giá cắt cổ. Xe nhập khẩu vẫn là một ước mơ xa xỉ với túi tiền của người dân trong khi nó chỉ là phương tiện đi lại. Riêng cái xe hơi trong nước thôi thì cũng là cả ước mơ chứ đừng nói nhập khẩu.
+) Năng lượng : Xăng dầu, điện, chất đốt đều ở mức cao so với thu nhập. Đặc biệt là xăng. Giá xăng ở Việt Nam đã cao hơn rất nhiều nước trên thế giới và gần bằng một số nước khác. Trong khi đó thu nhập bình quân của người việt chỉ bằng khoảng 1/6-1/10 thu nhập bình quân của nước họ. Đơn cử như Nhật Bản, giá xăng là khoảng 25.000-26.000 đồng/ lít. Việt Nam từ 20.000-22.000 đồng/ lít. Trong khi đó lương bình quân bên Việt Nam là 6 triệu, bên Nhật Bản là 50-60 triệu/ tháng.
+ Tiêu dùng: Giá cả tiêu dùng cũng rất đắt đỏ. Nếu tính tỉ lệ thu nhập và giá cả tiêu dùng thì bên Việt Nam mình còn đắt hơn cả Nhật Bản. Bình quân bên Nhật là thu nhập từ 2500-3000 USD / tháng. Họ mua một cây bắp cải 100 yên (20.000 đồng) mà sạch sẽ, chất lượng tuyệt vời luôn nhé. Ở Việt Nam nếu vào siêu thị thì cũng phải gần tầm đó. Ở chợ cóc thì rẻ hơn chút là tầm hơn chục nghìn một cái kích thước tương đương. Trứng cũng vậy, bên đó 50000 đồng 1 chục quả. Bên nhà mình cũng tầm 40000 đồng 1 chục quả. Thịt gà công nghiệp (thịt ức đã lọc) là 120.000-130.000 đồng/1 kg. Ở nhà cũng từ 80.000 – 100.000 nghìn / 1kg tùy vào địa điểm bán. Nói chung là mức giá ở Việt Nam (tính ở khu vực các thành phố) là bằng khoảng 70-80% giá của Nhật Bản. Trong khi lương chỉ bằng 10% của họ.
+) Nợ công: Nếu tỉnh tổng nợ công bao gồm của các doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn nhà nước thì con số nợ hiện nay vượt ngưỡng 400 tỷ USD. Chia đều ra thì khoảng 100 triệu đồng mỗi công dân từ lớn đến bé, từ già đến trẻ. Và rõ ràng là chúng ta phải trả thay nhà nước bằng các kênh thuế. Trong khi đó nợ này do nhà nước điều hành kinh tế, đất nước yếu kém mà ra.
+) Thu nhập thấp: Việc nhà nước cố tình để mức thu nhập của dân ở mức thấp và mở cửa thị trường cho nước ngoài đầu tư là mục đích thu hút đầu tư. Chúng ta phải chịu làm kiếp lao động giá rẻ cho thế giới với thu nhập chỉ bằng 1/6-1/10 thế giới mà thôi (tính các nước sang mình đầu tư). Trong khi đó chi tiêu thì lại không cân xứng với thu nhập.
+) Thất nghiệp: Nạn thất nghiệp, công việc không ổn định ở Việt Nam nếu thống kê là rất lớn. Lượng sinh viên ra trường hàng năm không tìm được việc làm đang xảy ra tràn lan. Nhìn luôn vào màu xanh grap và lượng người đi xuất khẩu lao động là ra phần nào về tình hình thị trường lao động trong nước rồi.
+) An sinh xã hội : Các dịch vụ y tế, bảo hiểm, cơ sở hạ tầng công cộng, ưu tiên trẻ em, người già là chưa có gì đáng để phải bàn cả. Ví dụ như bảo hiểm chẳng hạn. Với các đối tượng đi làm ở các doanh nghiệp thì việc tham gia ảo hiểm mang tính bắt buộc là hầu hết đều phải tham gia. Còn tham gia tự nguyện và đa phần là thu nhập không có dư dả, không có điều kiện để theo bảo hiểm. Các dịch vụ như tế còn rất bệ rạc. Tình trạng bê tha, nhếch nhác, tiêu cực ở các bệnh viện, cơ sở y tế là không thể ngửi được.Cơ sở hạ tầng công cộng thì chưa đâu vào đâu. Nó chưa đáp ứng được cũng như chưa phục vụ được nhu cầu thiết thực của người dân. Đa số vẽ ra các dự án hạ tầng công cộng chỉ với mục đích là để xâu xé ngân sách. Còn sử dụng, vận hành hiệu quả hay không thì không quan trọng. Nhìn các cung văn hóa, nhà văn hóa, nhà hát, hệ thống vệ sinh…bỏ hoang, lãng phí, bẩn thỉu thì rõ ngay ấy mà.
Trên đây là một vài ví dụ điển hình về cái “thành quả ” mà người dân được hưởng từ các thành tựu kinh tế nói phét của nhà nước. Ta cứ hình dung nó là cái thùng rỗng kêu to. Bao nhiêu thành tích nghe có vẻ tốt đẹp lắm nhưng chung quy lại là nhân dân được hưởng những gì từ thành tựu kinh tế nói phét ấy? Đấy, bên trên là thực tế những thứ mà nhân dân được hưởng đấy. Có bạn bảo trước tao lương có 800 nghìn giờ lên 8 triệu, thế còn thế nào nữa. Nhưng xin thưa là 8 triệu giờ cũng chỉ có sức mua tương đương với 800 nghìn ngày xưa thôi. Chỉ là thay đổi mệnh giá thôi mà./.
Leave a Comment