Báo cáo công khai của các ngân hàng quý 3 vừa rồi cho thấy nợ xấu nhóm 5 (nợ xấu khó đòi, nghĩa là gần như mất luôn) của các ngân hàng tăng mạnh. Tỷ số tăng là 31% so với đầu năm, nghĩa là có mấy tháng thôi mà tăng gần 1/3 như vậy. Các ngân hàng có nguy cơ cao như BIDV (tăng 47%), Vietinbank (tăng 68,5%), Vpbank (tăng 62%), Vietcombank (tăng 136%), ACB (tăng 62%), TPbank (tăng 46%), Saigonbank (tăng 39%)… Đặc biệt ở một số ngân hàng thương mại có nguy có rất cao là mất hẳn như Sacombank (93%), VIB (88%), BacAbank (97%). Vậy qua con số thống kê này cho thấy các ngân hàng đang có nguy cơ cao là làm mất tiền của người gửi qua các khoản cho vay ào uôm.
Qua các con số thống kê trên phản ánh một điều là các doanh nghiệp vay nợ đã không đủ khả năng chi trả cả năm nay hoặc đã đáo nợ nhiều lần. Tình hình làm ăn của các doanh nghiệp vay nợ này đang rất bết bát. Đặc biết là các con nợ ở lĩnh vực bất động sản. Theo thống kê thì chỉ có khoảng 10% tổng số tiền đổ ra thị trường là dành cho bất động sản thôi. Nhưng nhiều chuyên gia nhận định rằng con số này phải gấp lên nhiều lần vì các con nợ vay đầu tư vào bất động sản “núp bóng” dưới hình thức vay tiêu dùng và kinh doanh các ngành nghề khác . Nhiều lần tức là có thế gấp hai, ba, bốn lần con số 10% kia đã đổ vào bất động sản. Tình hình bất động sản đang rất căng thẳng. Quỹ căn, quỹ đất tồn kho là rất rất nhiều. Con số thống kê trên báo chí cũng chưa chính xác dù là số liệu nhà nước. Nhưng nó chưa chính xác bởi vì Việt Nam chưa có tổ chức kiểm toán bất động sản độc lập nên nhà nước có thể không dám đưa ra những con số thật để tránh hoang mang dư luận và né tránh sự thật. Thị trường bất động sản có nguy cơ đổ bể là rất rất cao. Điều này sẽ biến các khoản nợ xấu ở ngân hàng thành tro tàn, mất hết tiền gửi của khách hàng.
Các ngân hàng sẽ phải trích quỹ dự phòng ra để đập vào số tiền đã mất kia. Điều này làm cho lợi nhuận, uy tín, tài chính của ngân hàng giảm. Nó ảnh hưởng chéo sang thị trường chứng khoán của các ngân hàng này làm cho cổ phiếu của họ mất giá. Lúc đó lại phải bơm tiền để cứu chứng khoán. Đa số các ngân hàng tự mua lại cổ phiếu của mình để cứu chính mình, sau đó lại đẩy ra thị trường để kiếm lời chứ thực chất cổ phiếu tăng không phải do ngân hàng làm ăn thịnh vượng. Tuy nhiên nếu cứ bơm thổi, nợ xấu không được giải quyết thì sức khỏe của ngân hàng sẽ ngày càng giảm sút. Cùng với đó là sang năm hội nhập thương mại tự do CPTPP (đây là hiệp định rất khoai cho Việt Nam bởi vì các thành viên toàn là những nền kinh tế có sức mạnh, sức cạnh tranh khủng khiếp trên trường thế quốc tế), nhiều doanh nghiệp là con nợ của các ngân hàng này có thể lao vào nguy cơ phá sản vì không đủ năng lực cạnh tranh, thay đổi. Điều này làm cho nợ xấu càng tăng lên. Ngân hàng thì đua nhau tăng lãi xuất làm cho doanh nghiệp lại càng khó khăn hơn nữa. Các doanh nghiệp sẽ co cụm lại hoạt động của mình, nhu cầu vay vốn sẽ giảm đi khiến hoạt động cho vay của các ngân hàng chậm lại rất nhiều làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng trở lên tồi tệ. Điều này đang xảy ra bên Trung Quốc, tỉ lệ vay vốn giảm mạnh, phá sản hàng loạt, công nhân thành phố thất nghiệp kéo hàng gần chục triệu người về nông thôn.
Trên đây là sơ lược về tình hình sức khỏe của ngân hàng hiện tại và tương lai. Ngân hàng sẽ có khả năng làm ăn kém hơn, khả năng hỗ trợ doanh nghiệp thấp hơn và an toàn tiền gửi cho khách hàng bấp bênh hơn. Khi niềm tin vào các ngân hàng của người gửi giảm đi thì cách họ nghĩ đến là rút tiền khỏi các ngân hàng, họ sẽ đầu tư vào vàng, ngoại tệ mạnh hoặc hàng hóa dự phòng nào đó đảm bảo chứ không để ở ngân hàng nữa vì nếu phá sản thì tiền của họ mất sạch. Thêm vào đó là nếu bơm quá nhiều tiền vào nền kinh tế, tăng thuế, tăng giá cả tiêu dùng, năng lượng thì lạm phát cộng sinh với nhau ở các ngạch theo đó mà tăng rất nhanh chóng. Vậy nên chẳng tội gì mà để tiền ở đó và nhìn nó mất giá thê thảm. Cũng chẳng ai dại mà đi đổ vào trái phiếu gì đó cả. Thế nên tốt nhất là thủ thân cho thật an toàn ở cái thời kinh tế mạt vận này. Đừng nhìn những con số tăng trưởng GDP gần 7% ấy mà tưởng đất nước sắp hóa rồng. Toàn ảo đấy. 70% đóng góp tăng trưởng là của các doanh nghiệp FDI, tiền chảy về túi họ, nội lực kinh tế nội địa không có vẹo gì đâu./.
Leave a Comment