Quốc hội đã thông qua dự toán ngân sách năm 2019 là thu về 1,4 triệu tỷ, bội chi 220 ngàn tỷ, trong đó chi thường xuyên 64,8%, chi đầu tư 26,3%, trả nợ lãi 7,7%…Quan trọng là nhà nước sẽ thu như thế nào?
Tình hình khai thác dầu thô giảm vì thăm dò, khai thác mỏ mới gặp khó khăn dẫn đến ngân sách thu từ dầu thô sẽ giảm trong dài hạn. Thu từ bán tài sản công giảm mạnh trên dưới 20%. Thu thuế từ các hoạt động xuất nhập khẩu sẽ giảm mạnh bởi vì hội nhập thị trường thương mại tự do thì thuế suất giảm về 0%. Vậy thì thu ở đâu ra để bù lại? Quay lại đào túi dân thôi. Thuế tiêu thụ đặc biệt, tiêu dùng sẽ tăng để bù vào. Tiếp tục tăng thu thuế bảo vệ môi trường từ xăng dầu lên kịch trần vào 1/1/2019. Tổng thu thuế môi trường xăng dầu sẽ từ 49.000 tỷ lên thành 69.000 tỷ. Dự đoán xăng sẽ có giá từ 22.000-23.000đồng/ lít hoặc có thể hơn. Giá các mặt hàng như điện, chất đốt, giá hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ cũng sẽ theo đó tăng giá. Tăng thu thuế tiêu thụ và xăng dầu, điện, chất đốt…sẽ làm cho tình trạng lạm phát leo thang, cộng với năm 2019 là năm có khả năng ngân hàng nhà nước sẽ bơm một lượng tiền lớn vào ngành kinh tế để tái cơ cấu, tiếp sức cho làm ăn trong nước để hội nhập, cứu vớt các ngạch chứng khoán, bất động sản thì lạm phát còn tăng lên nữa. Nhất là trong bối cảnh hội nhập CPTPP, các doanh nghiệp yếu kém, làm ăn thua lỗ sẽ gặp khó khăn trên sàn chứng khoán và kéo theo nền kinh tế lao dốc.
Vậy thì người dân vừa hứng chịu lạm phát (phải chi tiêu đắt đỏ hơn), vừa phải hứng chịu tăng thu từ ngân sách trong khi đó vừa rồi mới tăng lương cơ sở đâu lên 100 nghìn thì phải. Thành ra lại phải thắt lưng buộc bụng hơn. Khổ nhất là đội công nhân, đã khổ sẵn rồi nay còn khổ hơn nhiều nhiều nữa. Giá cả sẽ tăng từ tiền nhà, tiền điện, tiền gas, tiền xăng, tiền ăn uống sinh hoạt, gửi trẻ…Mỗi thứ cộng thêm một tí là cả tháng tốn thêm nhiều lắm đấy. Đừng có nghĩ tăng thêm vài nghìn ăn thua gì. Nhiều cái vài nghìn của một gia đình, nhiều cái vài nghìn của hơn 90 triệu người nó là cả một núi tiền mà đều vào tay nhà nước hết.
Đây chỉ là kịch bản tạm tính có cơ sở thống nhất phê chuẩn từ quốc hội. Các trường hợp khách quan như chiến tranh thương mại, quân sự, chính trị nếu có biến động, vỡ nợ quốc gia, cấm vận, trừng phạt nữa thì nó còn kinh tởm hơn là cái trò tăng thu ngân sách. Nhưng những thứ này cũng là tia hi vọng cho dân tộc Việt Nam. Kinh tế sụp đổ, vỡ nợ quốc gia, siêu lạm phát, đổi tiền, giàu nghèo đều khóc như nhau thì mới sáng mắt sáng lòng, chung tay đoàn kết mà đứng lên làm người một cách đúng nghĩa được để thay đổi đất nước. Nam cũng mong cái ngày thằng nghèo với thằng giàu nhìn đống tiền cười xong quay mặt đi. Thế cho nó vui./.
Leave a Comment