Tiền thuế dân nếu được chính phủ chi tiêu hợp lý và đầu tư hiệu quả thì đất nước phát triển, ngược lại thì đất nước khó phát triển được. Thuế phí hợp lý thì bảo vệ nền sản xuất và doanh nghiệp có cơ hội phát triển, còn ngược lại, nếu thuế phí vô lý thì giết chết nền sản xuất và doanh nghiệp phát gặp khó khăn. Nên thuế má là một chính sách quan trọng, cứ mãi tìm cách vắt cho cạn thì chẳng khác nào nào dây thòng lọng thít vào cổ nền kinh tế.
Tiền thuế vào tay chính phủ được chi trả lương cho bộ máy hoạt động và đầu tư. Việc chi tiêu ấy không khéo tiền thuế của dân bị mất đi một cách vô ích. Bể nuôi cá bị thủng nhiều lỗ, dù có được bơm nước vào liên tục nhưng một lượng lớn trong nó đã chảy ra ngoài một cách vô ích. Còn lại một lớp nước mỏng dưới đáy bể chỉ còn đủ cho cá thoi thóp mà thôi. Thì chuyện đánh thuế và sử dụng đồng thuế của chính phủ Việt Nam cũng thế. Tiền thuế thu vào rất đồi dào vì thuế phí Việt Nam thuộc loại nặng nề, thế nhưng những đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân bị chính phủ làm mất đi một cách vô ích. Có ít nhất 4 lỗ rò lớn làm cho tiền thuế cạn kiệt.
Lỗ rò thứ nhất, đó là những công chức sáng cắp ô đi chiều cắp ô về. Theo thống kê có đến 1/3 công chức ăn bám loại này. Chúng ngồi không để ăn tiền thuế của dân.
Lỗ rò thứ nhì, bộ máy Đảng và các hội đoàn do ĐCS lập nên, đây là một bộ máy khổng lồ ngốn thuế của dân. Tại tất cả các nước không CS, đảng và hội đoàn tự vận động kinh phí và không được dùng một xu tiền thuế của dân. Tại Việt Nam, nhân dân đã phải còng lưng làm đóng thuế để nuôi những kẻ chuyên nghĩ cách bóp họng bóp cổ mình. Đồng tiền chi cho đảng chính xác là đồng tiền mà dân bỏ ra để nuôi kẻ hại mình
Lỗ rò thứ ba là tham những. Chính tham nhũng nó bào mòn ngân sách. Đầu tư quá cao nhưng hiệu quả không có. Ví dụ, suất đầu từ 1 km đường cao tốc ở Việt Nam cao gấp từ 2 đến 4 lần suất đầu tư cho loại đường cùng loại tại Mỹ, nhưng chất lượng lại kém hơn.
Lỗ rò thứ tư là hoạch định chiến lược sai lầm. Chính thiếu tầm nhìn, thiếu hiểu biết và có cả những đã tâm vẽ nên những dự án vô dụng để rồi tất cả tiền ngân sách đổ ra trở thành những thứ bỏ hoang. PVN đầu tư sang Venezuela cả tỷ đô mất trắng. Và trên khắp đất nước này, vô số những dự án đổ tiền ra đầu tư xong rồi đắp chiếu hoặc phơi nắng phơi sương và cuối cùng bán sắt vụn.
Thụy Sỹ, Phần Lan thu thuế của dân và chi tiêu hiệu quả. Sau khi đã đầu tư công, nâng cao phúc lợi xã hội thì vẫn không hết tiền, vì thế họ tính đến việc phát lương cho toàn dân. Còn Việt Nam, thuế phí nặng nề năm nào cũng bội chi, riêng năm nay bội chi tương đương 9 tỷ đô, nên chính quyền phải nghĩ ra đủ cách để vét. Bằng cách nào? Đánh thuế cao, bán rẻ tài nguyên, hy sinh môi trường để đổi lấy tiền thuế của các doanh nghiệp ô nhiễm đóng cho ngân sách, vay mượn, in tiền vét vàng và đô la trong dân vv… Nói chung là họ tìm đủ mọi cách có thể.
Cho nên, trước quốc hội, dù cho đại biểu chất vấn vì sao thuế cao, rồi vì sao phí nặng thì cũng chỉ là những chất vấn cho có. Chính phủ này sẽ không hạ thuế đâu mà chỉ có thể nghĩ cách để vét thêm. Chiếc ô tô nhập khẩu chịu 15 loại thuế phí nên giá thành nó đội lên rất khủng, bằng 300% giá trị trước thuế. Nếu giảm thuế nhập khẩu về 0 do những cam kết thương mại với khu vực, thì họ cũng sẽ tìm cách tăng khoản thuế khác để bù vào. Đổ 100 ngàn xăng, người dân chịu đến 54,7 ngàn tiền thuế, vậy mà chính quyền này còn đang nghĩ ra mọi cách tăng thêm.
4 lỗ rò kia là đặc tính cố hữu của chính quyền CS. Nhờ 4 lỗ đó mà con cái quan chức đi du học Âu Mỹ, được mua nhà mua thẻ xanh để kiếm chỗ cho mình đến bến bờ tự do hưởng thụ sau khi hết quyền. Chính vì thế, 4 lỗi rò kia không thể nào bịt được. Nó tựa như 4 miệng đỉa hút máu tươi của dân để nuôi sống Đảng nên không dại gì nó buông. Trừ khi nhân dân đủ sức mạnh thì mới buộc được nó phải buông./.
Leave a Comment