“Đất đai là sở hữu của toàn dân do nhà nước quản lý”, trong câu này có 2 ý, quyền sở hữu và quyền quản lý. Quyền sở hữu đất đai được tách ra khỏi người chủ thật sự mảnh đất rồi giao cho đối tượng ảo không hề có tư cách pháp nhân – toàn dân. Mà một khi quyền sở hữu được gán cho đối tượng ảo thì làm sao quản lý? Vì đối tượng ảo là đối tượng không có thật mà? Và thế là nhà nước nhảy vào quản lý.ban-chat
Giống như tên ăn trộm, muốn chiếm hữu tài sản người khác, hắn khều tài sản ấy văng ngoài rồi thò tay lấy bỏ túi. Tương tự vậy, chính quyền này cũng khều quyền sở hữu đất ra khỏi tay nhân dân rồi khéo léo thu quyền ấy về cho mình bằng cái gọi là “nhà nước quản lý”. Anh nói anh không sở hữu nhưng anh lại giành quyền quản lý mảnh đất ấy thì khác nào anh là chủ sở hữu? Những kiểu quy định đầy gian xảo trong luật đất đai là một mưu đồ có chủ đích. Nhờ nó mà quan chức chính quyền và đám doanh nghiệp sân sau mới cướp đất dân làm giàu. Vụ dân oan Thủ Thiêm còn nóng hổi đấy.
Đất nước trong thời CS không có những thành tựu khoa học gì. Nền kinh tế gia công nên không làm ra nhiều giá trị như Hàn, Đài hay Thái, bộ máy nhà nước cồng kềnh còn thêm bộ máy đảng ăn bám nên năm nào cũng bội chi. Mặc dù đã đánh thuế lên đầu nhân dân rất nặng nề nhưng vẫn thiếu hụt, kênh vay nước ngoài thì cũng ngày một khó khăn, nên chỉ còn cách vặt thêm lông non của bầy cừu.
Tiền, vàng là tài sản nhân dân. Việc in tiền gây ra hiện tượng mất giá trên đồng nội tệ là một cách móc túi dân. Nhưng với vàng và đô thì không thể móc túi dân bằng cách đấy được nên chính quyền nghĩ cách khác. Tương tự như cướp đất, họ dùng luật tự viết tự phê chuẩn để làm sao những thứ ấy chui vào túi họ. Khi càng đói, họ càng siết chặt việc lưu thông vàng và đô la ngoài thị trường tự do. Cũng từng có đề nghị xem vàng là tài sản công. Đến lúc mọi đường vét gặp khó khăn, họ sẽ ra luật cho ý tưởng này. Khi đó 400 tấn vàng trong dân sẽ thành “tài sản công do nhà nước quản lý”. Khi ra những đạo luật có chủ đích ăn cướp thì vàng trong túi dân lâu nay sau một đêm bỗng thành vàng của nhà nước và mọi giao dịch tài sản vốn của mình giờ trở thành phi pháp. Và lúc đó, thời kỳ đánh tư sản mại bản sẽ trở lại với tên gọi khác.
Sau khi kiệt quệ vì thứ kinh tế XHCN, CS cũng đổi mới nhưng chỉ là bắt chước kiểu nửa vời. Và với kiểu nửa vời ấy, sau mấy thập kỉ “đổi mới” thì giờ cũng trở lại bế tắc. Và cuối cùng, họ cũng ra tay với dân giống như thời đánh tư sản mà thôi. Vì vay không ai cho, thu thuế không đủ thì chỉ còn cướp bằng thứ luật tự viết. Vậy thôi, CS đổi màu mấy cũng trở về với bản chất của nó.
Leave a Comment