Quảng Cáo

Chuyện xưa chuyện nay

Quảng Cáo
  1. Đỗ Ngà|

Sau khi Tào Tháo chết, Tào Phi kế vị ngôi Ngụy Vương của cha mình. Ngôi vương là một loại ngôi vị do Tào Tháo tự lập, danh nghĩa là dưới vua, nhưng thực tế là nắm hết quyền hành của triều đình. Tào Tháo có trong tay thực quyền là đủ, không cần lấy ngôi vua làm gì. Nhưng Tào Phi không phải thế, Phi tham vọng hơn nhiều, muốn lấy luôn ngôi vua để vừa có thực quyền vừa có chính danh. Vì thế, hắn bắt Hán Hiếu đế phải nhường ngôi. Nhẫn tâm hơn, hắn còn hành hạ nhà vua phải nhiều lần viết thư nhường ngôi đọc cho hắn nghe, đến khi nào hắn đồng ý thì mới được đọc trước lễ. Cuối cùng, lễ nhường ngôi cũng diễn ra với lá thư thống thiết của Hán Hiếu đế, rằng Hiếu Đế và các bá quan văn võ nhà Hán tha thiết muốn nhường ngôi chứ không phải do hắn có dã tâm đoạt ngôi. Trong buổi lễ diễn kịch ấy, Tào Phi vênh mặt tiếp nhận như kẻ rất được lòng dân chúng và các quần thần.

Hám danh, có thực quyền chưa thoả còn chiếm ngôi. Lập mưu kế bài bản để đoạt ngôi, nhưng hắn lại không muốn ngồi vào ngai vàng liền mà phải dựng thêm vở diễn, rằng do đó là nguyện vọng của mọi người. Tào Phi lên ngôi hoàng đế không được bao năm rồi cũng chết yểu. Và đặt biệt triều đại của họ Tào cũng lụi tàn nhanh chóng.

Hôm nay nước Vệ cũng lộn xộn, Vệ vương có thực quyền nhưng thiếu chính danh. Hắn ta lập mưu một cách công phu giết hại vua Vệ chiếm ngôi. Thế nhưng hắn không chịu ngồi vào ngôi báu ngay mà phải dựng nên vở kịch lòng dân, rằng hắn lên ngôi là do lịch sử chọn, là do nhân dân đã chọn, và do 100% bá quan văn võ đồng lòng bầu chứ hắn nào có dã tâm. Sau vở kịch lòng dân ấy hắn cũng sẽ lên ngôi hoàng đế trong sự tung hô của đám nịnh thần. Vở kịch “được dân tin yêu” đấy cũng chẳng che mắt được ai. Thái độ cúi đầu làm tay sai cho giặc cũng sẽ làm dân phẫn uất thêm. Và nếu cứ bất chấp nguyện vọng dân mãi, triều đình Sản Vệ cũng có ngày phải trả giá.

Thiết nghĩ, triều đại nào đã xảy ra cảnh tương tàn đoạt ngôi trong triều đình mà vững bền bao giờ? Giết nhau tranh giành ngôi báu là dấu hiệu của thời kì suy yếu của một triều đại. Khốn nạn, hách dịch, nhét chữ vào mồm dân để tự tung hô mình là một việc làm vô sỉ gây ức chế trong nhân dân. Đến lúc hết thời, những tên vua này khó mà thoát khỏi sự giận giữ của nhân dân. Cũng thế mà Nicolae Ceaucescu chết thảm, nhớ đấy ông “hoàng đế vĩ đại”.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux