Lâu nay chúng ta hình dung việc bán nước là hình thức trao đất nước này cho Trung Cộng ngay lập tức kiểu bán một chiếc ô tô. Kì thực, không phải vậy. Đất nước là một thực thể rất lớn và phức tạp. Nếu buôn bán kiểu đơn giản như vậy thì sẽ sinh rắc tối. Đó chính là sự bùng nổ phản ứng của dân chúng. Điều đó sẽ đưa đến nguy cơ thất bại kế hoạch. Cho nên, sự chuyển giao phải từ từ từng bước cho thật êm và thật gọn.
Điều gì làm kẻ bán người mua sợ nhất? Tất nhiên đó là sức mạnh lòng dân. Giao trọn gói một lần sẽ chọc cho sức mạnh ấy thức dậy. Chắc chắn là vậy. Như vậy, bài toán đau đầu nhất của 2 kẻ mua – bán là làm sao bắt tay tiêu diệt sức phản kháng này để việc bàn giao thật thuận lợi. Và sâu khi bàn bạc bọn họ đã nghĩ ra kế thâm sâu. Thay vì dập lửa, thì 2 kẻ này lại tính đến chuyện làm ướt củi để chúng không thể bùng cháy khi gặp mồi lửa. Vậy câu hỏi đặt ra là họ làm ướt và củi bằng cách nào?
Như ta viết, để tập hợp được sức dân, trước hết phải kết nối thông tin. Mà để kết nối thông tin cho một sức mạnh tổng lực thì bắt buộc phải dùng đến mang xã hội như Facebook, YouTube, hoặc Google vv…để truyền tin cho nhau. Thế là kế hoạch được hoạch định bài bản, bên bán được bên mua gọi sang để học tập mô hình kiểm soát thông tin. Thế là bên bán mang nó về áp dụng.
Luật An Ninh Mạng là một loại luật mà CSVN bê nguyên xi bên Tàu về áp dụng cho Việt Nam. Với 1,4 tỷ dân và chất chứa trong nó nhiều dân tộc đang vong quốc. Trung Quốc luôn mang trong người nó cơ bùng nổ nội chiến đòi độc lập. Điều này sẽ đe dọa nguy cơ Trung Hoa bị xé nhỏ thành nhiều mảnh. Sự kiểm soát thông tin cá nhân chặt chẽ sẽ giúp chính quyền Trung Cộng đè đầu những sắc tộc vong quốc không còn cơ hội bùng phát. Và từ 1949 đến nay, Trung Cộng thành công. Chính chiêu chia cắt thông tin này đã góp công trong việc đè bẹp dân tộc Tây Tạng, Nội Mông, Tân Cương. Cho nên, trên đà thanh công ấy, Trung Cộng cũng sẽ đem cách này áp dụng cho tộc Việt – dân tộc mà sắp chịu chung số phận với 3 dân tộc kia.
Để khống chế Việt Nam, trước hết phải triển khai Luật An Ninh Mạng. Chính luật này là nền tảng cho mọi chính sách Hán hoá. Luật An Ninh Mạng tựa như Windows, những chính sách Hán hoá khác sẽ như những phần mềm ứng dụng vậy. Khi thông tin được kiểm soát, sức mạnh hợp lực của lòng dân bị loại bỏ, thì lúc đó, những chính sách khác sẽ dễ dàng triển khai. Đó là vì sao Luật An Ninh Mạng phải được triển khai trước tiên.
Hôm nay chính quyền cho người Tàu lái xem vào sâu trong Việt Nam 180 km, nhưng khi thông tin được kiểm soát thì khả năng phản ứng của dân bị hoá giải. Như vậy lúc đó CS cho phép người Tàu lái xe đến tận Cà Mau thì có sao? Vì khi đó, sự phản ứng của dân không còn nữa thì còn trở ngại nào mà CS phải chùn tay?
Hôm nay chính quyền thí điểm cho học Tiếng Hoa ở một số trường hạn chế. Nhưng khi thông tin được kiểm soát thì khả năng phản ứng của người dân được hoá giải. Như vậy lúc đó Tiếng Hoa được triển khai học như là một ngoại ngữ bắt buộc như Tiếng Anh thì sao? Một khi sự phản ứng của người dân bị hoá giải thì còn rao cản nào nữa đây?
Hôm nay chính quyền CS cho hoãn Luật Đặc Khu vì gặp phản ứng quyết liệt từ Nhân dân. Nhưng đến khi thông tin được kiểm soát và khả năng phản ứng của dân bị khóa chặt, vậy thì chính quyền CS còn chần chừ gì nữa mà không thông qua Luật Đặc Khu dọn đường cho Trung Cộng vào?
Và cứ như thế, đất nước bị chuyển giao từ từ trong một kỳ hạn 10 năm, 20 năm hay 30 năm gì đấy tuỳ vào tình hình. Lúc về cuối tiến trình bàn giao, điều kiện phải đạt là:
- thứ nhất người Hán trên đất chữ S phải đạt trên 50% và nắm toàn bộ cơ sở kinh tế lớn;
- thứ nhì, đó là thay lực lượng công an người Việt bằng công an người Trung Quốc;
- thứ ba là giải tán quân đội người Việt và điều động quân đội Nhân Dân Trung Quốc thay thế.
Nếu đạt 3 mục đích trên, thì nước Việt thuộc về Trung Cộng hoàn toàn. Lúc đó, quan chức cai trị người Việt là bọn Việt tay sai hay Tàu chính hiệu đều như nhau cả, Việt Nam vẫn thuộc Trung Cộng. Khi người Việt đã bị pha loãng và không thể nắm kinh tế, không quân đội, không công an, thì lúc đó, nước Việt chính thức bị khai tử.
Tiến trình chuyển giao sẽ không là một cột mốc cố định là 2020 như mọi người nói, mà sự chuyển giao này sẽ kéo dài trong vài thập kỷ, tôi tạm gọi là thời kỳ quá độ của quá trình bàn giao. Và hôm nay, Luật An Ninh Mạng là tiếng chuông bắt đầu cho tiến trình ấy. Với dân Việt yêu quê hương, hãy chạy đua thời gian. Nếu chậm là mất nước./.
Leave a Comment