Thấy báo nhà nước hôm qua đưa tin rầm rộ về chuyến đi của anh Phúc sang Nhật. Thấy có vẻ kỳ vọng và hồ hởi lắm. Các vấn đề loanh quanh như “Yêu cầu, đề nghị” Nhật Bản tăng cường hỗ trợ vốn ODA ưu đãi hơn và tiếp nhận tu nghiệp sinh, thực tập sinh. Thêm nữa là vấn đề tằng cường thúc đẩy hợp hợp tác, xúc tiến đầu tư, muốn phía Nhật Bản xem xét mua lại các ngân hàng sắp phá sản của Việt Nam và chương trình đầu từ khoảng 10 tỷ USD. Anh Phúc có đề cập thêm vấn đề Nhật cùng Việt Nam kìm hãm Trung Quốc tại Biển Đông. Vậy ta đi lần lượt các vấn đề trên xem nó ra thế nào nhé. Các cụ rót trà, têm thuốc đi ta bàn chuyện.
1) Yêu cầu, đề nghị phía Nhật Bản tăng vốn ODA và ưu đãi hơn cho dòng vốn này: Ưu đãi là vay nhiều hơn, lãi suất thấp hơn và ân hạn dài hơn. Nói từ ngữ chuyên môn cho nó sang thế thôi chứ thực chất là đi vay mượn kiểu ăn mày. Năm nào cũng báo cáo thành tích tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội với những con số ngất ngưởng. Năm nào cũng tự hào đảng tài tình, sáng suốt. Lạ thật, tài giỏi, tăng trưởng tốt thế mà đi vay làm cái gì không biết. Đấy là tôi còn chưa nói đến cái việc mấy chục năm qua bên chính phủ sử dụng vốn ODA kém hiệu quả và không đúng mục đích, giải ngân còn chậm vì tham nhũng và dùng tiền đó để xoay vòng nợ nần, giật gấu vá vai. Nhật Bản là nước viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Thế nên nó mới xảy ra cái vấn đề ưu đãi đầu tư cho Nhật Bản đến Việt Nam với nhiều khoản luật đầu tư được nới lỏng hết mức. Mời các cụ ta đi đến phần đầu tư.
2) Đầu tư dạng FDI: Cuộc gặp vừa qua thấy báo chí nói rằng là tằng cường thúc đẩy, xúc tiến đầu tư giữa hai nước. Nhưng thực chất là chỉ có Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam mà thôi. Bởi vì các doanh nghiệp Việt Nam không đủ khả năng tài chính, năng lực cạnh tranh hay trình độ để đầu tư sang đó và không thể thỏa mãn được các điều kiện đầu tư của Nhật Bản. Chuyện đầu tư này là điều kiện thế chấp, nhượng thị phần, chấp nhận đánh đổi quyền sử dụng tạm thời lãnh thổ, môi trường, công nhân giá rẻ..để lấy cái gọi là vốn ODA. Lợi ích của Việt Nam thu được từ doanh nghiệp FDI là không thể phủ nhận. Ví dụ như công ăn việc làm cho công nhân với mức lương tương đối ổn định. Nhưng chúng ta lại chỉ là một nền lao động rẻ mạt mà thôi. Thuế thu được từ doanh nghiệp FDI này cũng đóng góp vào một phần nhỏ cho ngân sách. Môi trường có khả năng bị ảnh hưởng xấu vì các quy chuẩn pháp chế về việc xả thải ở Việt Nam còn kém và lỏng lẻo nên các doanh nghiệp FDI tội gì mà không hạ thấp chất lượng vào việc xử lý chất thải để giảm chi phí đầu tư, vận hành. Lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI chảy thẳng về nước họ. Chúng ta chỉ được những con số tăng trưởng ảo từ doanh nghiệp FDI để báo cáo cuối năm cho nó đẹp mặt chế độ mà thôi.
3) Vấn đề tăng cường tiếp nhận Thực tập sinh, tu nghiệp sinh Việt Nam của Nhật Bản.
Nói là tu nghiệp hay thực tập cho nó oai thế thôi chứ thực chất là lao động giá rẻ. Mức thu nhập trung bình là từ 8 man Yen- 13 man Yen/ tháng, tức từ 16- 26 triệu vnd/ tháng. Mà làm toàn việc lao động phổ thông, không cần kỹ thuật hay bằng cấp. Đi kiếm ngoại tệ về cho nhà nước chứ mấy ông đi tu nghiệp hay thực tập về thì có mấy ông được trưng dụng để phát huy kiến thức học được đâu mà. Cùng lắm có cái bằng tiếng Nhật về dạy ở các trung tâm XKLĐ hoặc phiên dịch là hết. Tất nhiên là đi về cũng được vài ba trăm, thay đổi cuộc sống nhưng chúng ta nghĩ kỹ thì chính phủ buôn chúng ta làm nô lệ để lấy ngoại tệ. Tiền Việt Nam họ in được, họ mất gì đâu mà thu được hàng tỷ USD từ sức lao động của mọi người. Ngồi mát ăn bát vàng quá còn gì. Điều này cho ta thấy sự thất bại của chính phủ Việt Nam khi không tạo được công ăn việc làm cho nhân dân, không đảm bảo đời sống cho nhân dân và lợi dụng nhân dân kiếm ngoại tệ về cho mình.
Thêm nữa là Nhật Bản và rất nhiều quốc gia như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia.. đang rất đau đầu với lao động Việt Nam ở các vấn đề như vi phạm hình sự, gây rối trật tự xã hội, trộm cắp, mại dâm, bỏ trốn gây ảnh hưởng rất lớn đến nước bạn và làm xấu đi rất nhiều hình ảnh người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Các nước đã áp dụng các lệnh trục xuất, siết chặt, cũng như ngừng tiếp nhận cục bộ với lao động Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc…
4) Kêu gọi bên Nhật Bản mua lại các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng làm ăn thua lỗ: Đây là hũ mắm thối do chính phủ Việt Nam tạo ra bao năm nay. Và chính phủ Việt Nam bất lực, không đủ khả năng để duy trì hoặc xử lý đống bầy nhầy này nữa. Khả năng tháo gỡ là điều không thể. Tính đổ cho Nhật Bản và thu tiền về đây mà. Khôn lắm. Nhưng thằng Nhật Bản nó khôn hơn nhiều . Và Nam nghĩ rằng việc bán được cái hũ mắm thối này không hề đơn giản. Gương Sabeco lù lù với đại gia Thái Lan kia còn đó mà.
5) Vấn đề Nhật Bản và Việt Nam tăng cường phối hợp về kìm hãm Trung Quốc ở Biển Đông thì Nam xin phép các cụ là được bàn ở bài sau. Trà nguội mất rồi nên hết hứng. Mong các cụ thông cảm.
Vậy thì chúng ta tóm gọn lại chuyến đi của anh Phúc sang Nhật Bản lần này có mấy mục đích mà nói mộc mạc như thế này cho dễ hiểu là : Đi ăn xin, đi bán nô lệ, đi bán mắm(các doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thua lỗ) và đi kêu người ta mang chuông đến đánh xứ mình. Chỉ có thế thôi chứ không như báo chí nhà nước ca ngợi đâu. Và hậu quả, hệ lụy thế nào thì Nam đã nói ở trên rồi./.
Leave a Comment