Quanh đi quẩn lại, những mặt hàng thiết yếu và không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày và dễ gây ra những hiệu ứng tiêu cực cho nên kinh tế lại thường xuyên tăng giá.
Giá xe ô tô của Việt Nam đã cao gấp 2-3 lần so với thế giới vì phải gánh trên mình đủ các loại thuế, phí từ khi nhập khẩu cho đến khi chạy được trên đường. Giá xăng nhiều nước phát triển chỉ vào khoảng vài nghìn đồng 1 lít (nhiều bang ở Mỹ). Trong khi chúng ta là quốc gia có nguồn tài nguyên là dầu mỏ, nhưng giá xăng lại cao thuộc vào hàng đứng đầu thế giới. Hơn thế, nước ta vẫn là một nước nghèo, thu nhập đầu người thuộc những quốc gia thấp nhất Đông Nam Á và chỉ nhỉnh hơn một số quốc gia nghèo đói ở châu Phi.
Giá xăng lại tăng, và kéo theo giá cả của hàng loạt những hàng hoá khác sẽ tăng theo. Bởi chi phí vận chuyển và lưu thông chắc chắn không thể giữ nguyên như trước vì nhà đầu tư thì không thể chịu lỗ và nó được tính vào giá thành hàng hoá khi bán ra cho khách hàng/người tiêu dùng. Và giá xăng tăng là đánh trực tiếp vào túi tiền của những người nghèo cũng như những lớp người có mức sống thấp trong xã hội. Họ sẽ chịu ảnh hưởng và bị tác động mạnh nhất và rõ nét nhất từ việc tăng giá này.
Một đất nước mà chỉ chăm chăm đánh thuế thì không thể nào có động lực để phát triển và càng không tạo ra nguồn lực thực sự cho nền kinh tế để vận hành. Nó chỉ đẩy chi phí cho nền kinh tế ngày càng cao hơn mà chất lượng hàng hoá thì ngày càng tệ đi./.
Leave a Comment