Đức nhỏ mà ở ngôi cao, trí mọn mà mưu sự lớn. Nếu không gặp họa là hiếm lắm vậy.” – (Kinh dịch)
Truyền thông nhà nước đưa tin, ngày 3/10/2018, ngày thứ hai của Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8 – Khóa XII, 100% các Ủy viên Trung ương đảng đã chính thức đồng thuận nhất trí giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ứng cử vào chức vụ Chủ tịch nước, để thay thế ông Trần Đại Quang vừa qua đời trong tháng 9/2018.
Trước thực trạng mọi cấp chính quyền ở Việt Nam hiện nay, tồn tại song trùng 2 bộ máy điều hành, là bộ máy đảng và bộ máy của chính quyền. Ở cấp trung ương, hay cấp tỉnh thậm chí là cấp huyện, bên chính quyền có bao nhiêu Bộ, ngành thì bên đảng cũng có tương tự bấy nhiêu ban, để chỉ đạo một vấn đề, một công việc. Vì thế, việc nhất thể hóa để Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước đã khiến nhiều người nhầm lẫn khi hy vọng, sẽ giảm bớt hoặc sáp nhập bộ máy đảng vào bộ máy chính quyền. Họ nghĩ rằng, việc nhất thể hai chức vụ cao nhất của đảng và nhà nước đồng nghĩa với việc hợp nhất hai hệ thống tổ chức đảng và chính quyền.
Trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, chắc chắn sẽ không xảy ra điều đó. Bởi vì, nhất thể hóa ở mọi cấp sẽ là một người đảm nhận một lúc hai chức danh của cả đảng và chính quyền, do đặc thù như vậy nên việc tồn tại song song 2 bộ máy để thực hiện công việc của mỗi bên là điều không tránh khỏi. Như PGS. TS. Phạm Đức Bảo, Phó Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, nói với BBC (bbc.in/2Patdqv) khi cho rằng ở thượng tầng bộ máy lãnh đạo thì, “Văn phòng Trung ương là cơ quan giúp việc cho Ban chấp hành TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Ban của Đảng chứ không chỉ giúp việc Tổng Bí thư. Còn Văn phòng Chủ tịch nước là cơ quan giúp việc cho Cơ quan Chủ tịch nước (Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước) làm nhiệm vụ đối nội, đối ngoại.” là một ví dụ. Nói thế để thấy, việc nhất thể hóa chức danh chỉ có tác dụng loại bỏ bớt 01 ghế lãnh đạo hoặc giảm nhẹ bộ máy của một tổ chức ở mọi cấp từ trung ương đến địa phương, chứ hoàn toàn không xóa sổ tổ chức đảng hoặc chính quyền. Vì mỗi tổ chức có các chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
Nói như thế để thấy, việc tiến hành nhất thể hóa 2 chức danh người đứng đầu chính quyền và đứng đầu đảng chỉ là chiêu bài, để thâu tóm quyền lực của các phe phái. Quan trọng hơn là việc chỉ đạo và sai khiến từ… “quốc gia có đường biên giới chung với tỉnh Quảng Ninh”.
Mà trường hợp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là bài học điển hình. Cụ thể, tháng 5/2015 trong bối cảnh phe cánh chính trị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang thắng thế và khuynh loát chính trường. Hồi đó lúc thế yếu, khi nói với cử tri Hà Nội về việc ghép hai chức vụ Đảng và chính quyền, ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định, “Bí thư kiêm Chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát nổi?” (bbc.in/2xXlfuh).
Kể từ sau Đại hội 12, khi ông Nguyễn Tấn Dũng thất bại thảm hại trước mưu mô của ông Trọng, dưới sự cố vấn của quan thầy Trung Quốc. Sau khi ông Ba Dũng về nghỉ để làm người tử tế, thì mũi dùi của Tổng Trọng đã chĩa thẳng vào Chủ tịch Nước Trần Đại Quang là đối tượng cần thanh lọc, với mục đích đoạt chiếc ghế Chủ tịch Nước, thông qua chiêu bài “Nhất thể hóa” như đã làm ở Trung Quốc. Với đủ chiêu thức: chỉnh đốn đảng; đốt lò; chống tham nhũng… để rồi lần lượt các tay chân thân tín của ông Trần Đại Quang như, Đinh La Thăng, Bùi Văn Thành, Phan Văn Vĩnh, Vũ Nhôm, Nguyễn Hữu Tín… lần lượt bị xộ khám. Ông Trọng đã chèn ép Chủ tịch Nước Trần Đại Quang đến lúc chết cũng không buông.
Và thậm chí người ta cho rằng, kể cả họ dùng đến chiêu thức đầu độc phóng xạ các đối thủ chính trị, thì ông Trọng cũng không từ. Những ánh mắt của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh… và vợ con Chủ tịch nước Trần Đại Quang, trong Lễ Quốc tang đã mách bảo điều đó.
Dẫn ra như vậy để thấy, trên thực tế, lời nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không đúng như những hành động ông ta làm, đã diễn ra sau Đại hội đảng CSVN khóa XII (tháng 1/2016) cho đến thời điểm này. Nó cũng như việc, ông Tổng Bí thư hô hào chống tham nhũng nhưng bản thân ông thì tránh né kê khai tài sản theo quy định của tổ chức đảng.
Nhân đọc câu chuyện “Tỷ phú Lý Gia Thành: Muốn biết nhân phẩm của 1 người chỉ cần nhìn 1 thứ là đủ” (bit.ly/2E55DKO), xin trích ra đây để chúng ta cùng suy ngẫm về đạo đức của một con người. Đồng thời để đối chiếu với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật được coi là kiệt xuất hay “Người đốt lò vĩ đại”…, xem nó có đúng như người ta kỳ vọng và tung hô hay không?
Chuyện rằng:
“Trong cuộc sống này, ai cũng có suy nghĩ tính toán vì lợi ích cá nhân, ai cũng mong mình đạt được lợi ích lớn nhất, đó là lẽ thường tình. Nhưng đứng trước lợi ích vẫn giữ bản thân không lung lay, giữ vững phẩm đức làm người, duy trì giới hạn của đạo đức, đó mới là điểm sáng thực sự của nhân phẩm.
Tôi vẫn còn nhớ mẹ tôi và một cô chơi với nhau rất thân. Cô ấy rất khéo, mỗi lời cô nói ra đều khiến người khác cảm thấy dễ chịu. Tôi và mẹ đều rất thích cô nhưng về sau, họ không qua lại nữa. Tôi hỏi mẹ sao cô ấy không đến chơi nữa, mẹ kể cho tôi nghe một chuyện nhỏ.
Trong một lần đi mua sắm, cả hai mua một túi hoa quả lớn đem về nhà rồi mới chia. Về sau, mẹ tôi đến nhà cô lấy, mới phát hiện cô giữ lại tất cả những quả to, đẹp cho mình và gói cho mẹ tôi tất cả những quả xấu, nhỏ.
Cô cho rằng mẹ tôi sẽ không biết song thực ra người tinh mắt chỉ cần nhìn là biết. Sau lần đó, mẹ tôi còn phát hiện thêm một vài việc nữa mà qua đó, bà nhận thấy chỉ cần có xung đột lợi ích với ai, cô đều phải giành phần hơn bằng mọi giá. Mẹ tôi không nói ra, nhưng bà cho rằng kết giao với người như vậy không có ý nghĩa gì nên cả hai không qua lại như trước nữa. Khi đó, mẹ có nói với tôi một câu mà cho đến giờ tôi vẫn nhớ: Muốn nhìn thấu nhân phẩm của một người, chỉ cần quan sát thời điểm họ và con có xung đột về lợi ích là đủ.“
Qua câu chuyện vừa kể trên, tỷ phú Lý Gia Thành muốn nhắc nhở tôi, bạn cũng như nhắc nhở mọi chúng ta rằng, “Khi bạn và người khác đang đứng trước sự xung đột về lợi ích, đặc biệt là khi lợi ích bị hao tổn, phản ứng của họ sẽ thể hiện rõ nhất nhân phẩm trong con người đó.”. Nếu bạn còn nhớ chuyện vào tháng 05/2015, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang thắng thế và khuynh loát chính trường, lúc đó nói với cử tri Hà Nội về việc ghép hai chức vụ Đảng và chính quyền, ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định, “Bí thư kiêm Chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát nổi?”. Điều đó để thấy, việc dành cho ông Nguyễn Phú Trọng cái từ “lão điếm chính trị” quả cũng không ngoa.
Không ngoa cũng như tác giả Cánh Cò trong bài viết “Nhất thể hóa và thuyết âm mưu” (bit.ly/2IDGZ2m), ở đoạn kết có viết rằng, “Ngồi nghe Hội Nghị biểu quyết “buộc” mình phải nhận trọng trách Chủ tịch nước, ông Trọng hẳn sẽ ưu tư nếu còn chút tự trọng, bởi người đồng chí Trần Đại Quang vừa nằm xuống để ông bước lên không phải là một hình ảnh đẹp. Cách tốt nhất để ông thoát khỏi sự nghi ngờ đã chín muồi trong dân gian là ông nên để cho người dân tỏ thái độ về việc nhất thể hóa bằng lá phiếu trưng cầu dân ý của họ. Nếu ông tin Đảng do ông lãnh đạo vẫn được nhân dân tin yêu như nhiều lần tuyên bố thì không việc gì phải mang cái xú danh “giết bạn để làm vua”.”
Vậy mà có đến 100% trong số gần 200 Ủy viên Trung Ương đảng đã ủng hộ tuyệt đối kẻ điếm đàng đó. Mà họ không hiểu rằng, nhất thể hóa thực chất chỉ là chiêu bài, nhằm để thâu tóm quyền lực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một kẻ tay sai hàng đầu của Trung Nam Hải, dưới sự thúc giục của ông chủ ở Bắc Kinh.
Kết quả nhãn tiền là, quan hệ Việt – Trung sẽ tốt chưa từng thấy để Luật Đặc khu rồi sẽ tiếp tục được thông qua; quan hệ Việt Nam – Hoa kỳ sẽ chựng lại… sau khi Nguyễn Phú Trọng nắm quyền lực tuyệt đối./.
Leave a Comment