Tác giả: Quê Hương
Giữa tháng 12 năm 2013, Nguyễn Bá Thanh sang thăm Bắc Kinh và được đón
tiếp trọng thể bởi đồng chí Mạnh Kiến Trụ ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Ủy ban Chính pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kết quả là 4 tháng sau tức là tháng 4 năm 2014, ông Nguyễn Bá Thanh mắc bệnh rối loạn sinh tủy. Sau đó ông này được sang Singapore và Mỹ chữa bệnh. Kết quả là đến giữa tháng 2 năm 2015, Nguyễn Bá Thanh trút hơi thở cuối cùng.
Thường trực ban bí thư Đinh Thế Huynh giữa tháng 10 năm 2016 đi thăm Bắc Kinh và được Tập Cận Bình đón tiếp long trọng. Một tuần sau Huynh sang thăm Mỹ. Kết quả, là nửa năm sau, Huynh phải đi Nhật Bản điều trị bệnh hiểm nghèo. Và vì nó mà Huynh mất toi chức Thường trực ban bí thư vào ngày 1 tháng 8 năm 2017.
Giữa tháng 5 năm 2017, Trần Đại Quang đi thăm Bắc Kinh và được Tập Cận Bình đón tiếp cấp nhà nước. Kết quả chỉ gần 2 tháng sau, Quang phải sang Nhật bản chữa căn bệnh hiểm nghèo. Và sau đó là ông ta sang Nhật Bản thêm 5 lần nữa chữa bệnh trước khi qua đời vì nhiễm phải một loại virus kịch độc hiếm gặp vào ngày 21 tháng 9 năm 2018.
Việc 3 nhà lãnh đạo trên sau khi sang thăm Trung Quốc rồi về lâm bệnh nặng chết hoặc mất tích bí ẩn đã gây hoảng loạn trong giới chức chóp bu Cộng Sản Việt Nam. Bởi với những vị trí cấp cao như 3 ông này, thì việc đi đâu, ở đâu, ăn gì đã có cả một đội ngũ cận vệ đông đảo, được đào tạo bài bản chăm lo chu đáo, đầy đủ từ A-Z. Hơn nữa, Trung Quốc từ xưa đến nay, lúc nào chả có âm mưu thâm độc với Việt Nam, nên lực lượng cận vệ luôn hết sức cẩn thận với anh bạn 4 tốt này. Do vậy, chuyện lãnh đạo Việt Nam bị phía Trung Cộng đầu độc là điều khó có thể xảy ra. Hơn nữa tận 3 ông to mắc bệnh hiểm nghèo cả loạt như thế trong vài ba năm thì là điều không thể xảy ra và không thể lý giải được.
Trở lại với câu chuyện sức khỏe của lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Năm 2011, Nguyễn Phú Trọng trúng cử chức Tổng Bí Thư, đó cũng là thời điểm, Nguyễn Quốc Triệu được chỉ định giữ chức Trưởng ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung Ương. Tức là, các cán bộ cấp cao của ĐCS Việt Nam, khi đi khám chữa bệnh ở đâu, uống thuốc gì, phác đồ điều trị ra sao và sức khỏe trong tình trạng như thế nào đều phải có sự đồng ý, chỉ dẫn và giám sát của Triệu.
Mà Triệu thì ai cũng biết là cặp bài trùng của Nguyễn Phú Trọng. Triệu được Trọng giới thiệu và trúng cử chức chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội vào tháng tháng 4 năm 2004, khi ấy Trọng đang là Bí thư Thành ủy Hà Nội. Năm 2006, Trọng được bầu làm Chủ tịch Quốc Hội thì chỉ 1 năm sau, tức là năm 2007, Triệu được bầu làm Bộ trưởng y tế cho dù nhiệm kỳ Chủ tịch ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội vẫn còn tới 2 năm nữa. Để rồi khi nghỉ hưu ở tuổi 60 vào năm 2011, Triệu được Nguyễn Phú Trọng – người mới đắc cử chức Tổng Bí thư năm ấy cất nhắc vào chức vụ Trưởng ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung Ương.
Thoạt nhìn, thì chức vụ Trưởng ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung Ương không có gì là to tát. Nhưng dưới cái ô của Trọng, vị trí này lại trở nên vô cùng nguy hiểm với các lãnh đạo. Bởi việc các lãnh đạo Việt Nam uống thuốc gì, chữa bệnh ở bệnh viện nào, trong nước hay quốc tế đều phải có sự đồng ý, chỉ dẫn, tham mưu và giám sát của Triệu. Và với trình độ là bác sĩ tiến sĩ, 7 năm là giám đốc sở y tế Hà Nội, 4 năm làm Bộ trưởng Y tế, cộng thêm với quyền uy vô song trong tay hiện nay, sẽ không khó để Triệu có thể can thiệp trực tiếp vào quá trình điều trị của bất cứ cán bộ cấp cao nào. Triệu cũng không cần phải báo cáo cho ai ngoài tổng Trọng.
Đã từ lâu, nhiều cán bộ trung ương đã lo sợ về việc họ có thể bị đầu độc, chết dần chết mòn bởi quy trình chăm sóc sức khỏe bất minh kiểu này. Nhưng ĐCS VN quy định thông tin sức khỏe của các lãnh đạo nhà nước là thông tin tuyệt mật nên không ai dám hé răng nửa lời. Và kết quả là dưới thời Trọng và Triệu, 3 lãnh đạo với đường công danh tươi sáng đã dính phải những căn bệnh vô phương cứu chữa khiến 2 người chết bất thường và 1 biến mất một cách khó hiểu.
Cũng có giả thiết đưa ra là sau khi những ông Quang, Thanh và Huynh đi thăm Trung Quốc về. Vì lý do nào đó mà Tập Cận Bình không hài lòng nên đã ra lệnh cho Trọng trừ khử. Và với học vấn bác sĩ tiến sĩ, một bầy tay chân thân cận lâu năm trong ngành y cùng chiếc gậy quyền uy vô song, rất có thể Nguyễn Quốc Triệu đã trở thành đao phủ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra các vụ đầu độc các lãnh đạo cấp cao của ĐCS VN chỉ vì họ không được Tập ưa thích, hoặc họ có thể trở thành đối thủ tranh giành quyền lực với chủ nhân của hắn là Nguyễn Phú Trọng.
Và với tình thế như vậy thì khi nào, Nguyễn Quốc Triệu còn ngồi ghế Trưởng ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung Ương thì cái chết từ từ, êm ái sẽ có thể giáng xuống bất cứ ai trong hàng ngũ lãnh đạo CS Việt Nam.
Leave a Comment