Chủ tịch nước CHXHCNVN chết. Nhiều nguyên thủ quốc gia gửi thư chia buồn. Từ Tổng thống của cựu thù đế quốc Mỹ cho đến ông Thủ tướng đồng minh một thời là Hun Sen cũng chia buồn cho ông chủ tịch đã từng “cắt tóc 5 lần cho tôi”! Chỉ có các đồng chí kề vai sát cánh với Trần Đại Quang trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại là im bặt. Nín thinh.
Không “rất buồn” như Tổng thống Donald Trump, không “bàng hoàng” như Thủ tướng Nhật Shinzo Abe… toàn bộ lãnh đạo đảng CSVN, từ ba cột trụ đồng Mã Viện còn sống Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân đến các uỷ viên BCT, ủy viên TƯĐ đều không cất lên một lời, phát ra một chữ về sự qua đời của người đồng chí Trần Đại Quang. Những tên “nguyên” đã rời khỏi chính trường nhưng vẫn thích làm thái thượng hoàng hoặc xin làm người tử tế cũng trùm chăn câm lặng.
Tình đồng chí hay nghĩa đồng chó?
Và tại sao?
Tại sao một ủy viên Bộ Chính trị chết mà toàn bộ Bộ Chính trị không một lời thương tiếc?
Tại sao một ủy viên Trung ương đảng từ trần mà toàn bộ Trung Ương đảng không một ai bày tỏ tâm tư?
Tại sao một Chủ tịch Nước lìa đời mà người đứng đầu Hành pháp, Lập pháp lẫn Tư pháp không một ai hé miệng một câu nuối tiếc, thành kính một lời chia tay, hay ít ra là để PR tiếp thị quần chúng – tự đánh bóng hình ảnh của một chính trị gia giàu cảm xúc, đầy nghĩa ân tình? Ngay cả những tướng tá công an ngày nào từng được Bộ trưởng Quang thăng chức, nâng quyền, khai quang con đường hoạn lộ. Cũng im?
Những câu hỏi này không bao giờ có trong một đất nước tự do và văn minh. Cứ tưởng tượng thay thế Chủ tịch nước CHXHCNVN bằng Tổng thống Hoa Kỳ, Thủ tướng Nhật hay bất kỳ một nguyên thủ của một quốc gia không cộng sản thì sẽ thấy rõ mọi điều vô lý, đặc tính bất thường đến độ kỳ quặt của sự im lặng đáng sợ và đáng ghê tởm đang xảy ra trên đất nước Việt Nam.
Những câu hỏi này cũng không đến ngay trên đất nước bị đeo bảng hiệu CHXHCN nếu Trần Đại Quang chết… vô tư như một con chó bị xe đụng ngoài đường, chết vì số trời đã định mà ai ai cũng phải đối diện trong tử sinh kiếp người.
Ở cái chết của Nguyễn Bá Thanh người còn thấy được hình ảnh của vài lãnh đạo, đứng cúi đầu với dáng vẻ buồn rầu để chụp hình trong bệnh viện nhưng không thấy bóng dáng Nguyễn Bá Thanh ở đâu. Ít ra khi Nguyễn Bá Thanh “tau có chi mô”, người ta còn ráng bỏ chút công, tí xíu nỗ lực thực hiện cuốn phim dài nhiều tập đóng từ Mỹ diễn đến Việt Nam để mị dân về tình đồng chí.
Nhưng đối với “tên” Chủ tịch Nước thì không!
Nó cho thấy rõ ràng toàn bộ các ủy viên BCT và TƯĐ – cũng là những kẻ đang nắm giữ guồng máy quốc gia – biết rõ vì sao Trần Đại Quang chết và chết bởi tay ai, bởi thế lực “lạ” nào đứng sau tên tổng sát thủ và đứng cạnh con virus “lạ”.
Và họ sợ.
Từ cuốn phim Nguyễn Bá Thanh – “không không thấy”, bước sang cuốn phim Trần Đại Quang – “không không nói”, tất cả diễn viên Ba Đình đều chọn vai diễn viên câm. Thủ tướng kệ cha chủ tịch nước chết, chủ tịch quốc hội mặc mẹ chủ tịch nước chết, toàn bộ từ trên xuống dưới đều chọn con đường kệ-cha-mặc-mẹ-đồng-chí. Cho nó lành con đường chính trị hoạn lợn, cho nó ổn cuộc sống lắm tiền nhiều của đã, đang ăn cắp và ăn cướp được.
Và tên sát thủ. Hắn không cần nói một câu, bày tỏ một lời. Hắn chỉ lẳng lặng sai đàn em ra thông báo cho bàn dân thiên hạ biết mình sẽ là trưởng ban lễ tang của kẻ đã bị hắn phát sinh tử lệnh và nhờ thiên triều phương bắc dán sinh tử phù. Hình ảnh kết thúc được trình chiếu không khác gì một cuốn phim bộ Hồng Kông – một đại ca với veston đen, mắt kính đen lạnh lùng. Theo sau là một đám đàn em cũng đen từ trên xuống dưới. Lạnh lùng đầy kịch tính theo phong thái tài tử đóng phim anh chị. Yên lặng, cúi đầu rất hoành tráng, rất mafia kiểu Tàu Thượng Hải trước quan tài của một tên trùm du đãng thù địch mới bị đại ca thanh toán.
Còn lại là một đoàn diễn viên trong vai thương vay, khóc mướn làm nên màn nghĩa tử nghĩa tận để hoàn tất cuốn phim cho 90 triệu khán giả xem: Tình Đồng chí và Nghĩa Đồng chó. /.
Leave a Comment