Quảng Cáo

Tập Cận Bình ra lệnh không được kiêm nhiệm Chủ Tịch Nước, Tổng Trọng có dám cưỡng không?

Vương Nghị - Phạm Bình Minh

Quảng Cáo

Tác giả: Quê Hương

Sáng ngày 16/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 11 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc. Ngoài phiên họp toàn thể, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Vương Nghị đã có cuộc họp hẹp và cuộc gặp trao đổi thân tình, xây dựng và thẳng thắn về quan hệ hai nước và các vấn đề cùng quan tâm. Đáng chú ý là chỉ hai ngày sau khi cuộc gặp này diễn ra, chủ tịch nước Trần Đại Quang phải nhập viện và đến 10h sáng ngày 21 thì qua đời.

Trước đó, đã có nhiều đồn đoán về sức khỏe của ông Quang khi ông quá thất sắc khi tiếp đón các đoàn ngoại giao và chủ trì các cuộc họp. Hình ảnh trên các phương tiện truyền thông lề Đảng cho thấy, có một vết màu xanh giống một khối u lớn ở trên trán của ông, phần cổ cũng bị xưng rất lớn. Lúc ấy, nhiều lời đồn đoán cho rằng ông khó có thể sống lâu được. Thực tế, với sự giám sát chặt chẽ đối với sức khỏe của lãnh đạo nhà nước thì ủy ban chăm sóc sức khỏe trung ương thừa hiểu ông Quang sẽ sống khoảng bao lâu nữa.

Việc Ngoại trưởng Trung Quốc đến Việt Nam vào đúng dịp này, tiếng là họp về các vấn đề song phương nhưng thực chất là việc bàn thảo ai sẽ là người kế nhiệm ông Quang sau khi ông ấy chết.

Nếu để ý sẽ thấy, trong các cuộc tiếp đón phái đoàn cấp cao của Trung Quốc, thì người đương nhiên được chỉ định họp chính sẽ là Trưởng ban đối ngoại trung ương Hoàng Bình Quân, và cuộc họp phải diễn ra ở Hà Nội. Quân là người kín tiếng, chưa từng có căng thẳng nào với lãnh đạo Trung Quốc và khá dễ bảo. Nên ông ta phù hợp với vai trò làm dịu lòng Trung Quốc và nhận chỉ thị để truyền đạt cho Nguyễn Phú Trọng hơn là Phạm Bình Minh.

Mặc dù vậy, lần này người tiếp đón Vương nghị – Ủy viên quốc vụ (tương đương ủy viên bộ chính trị) – Ngoại trưởng Trung Quốc lại là Phạm Bình Minh mà nơi tiếp đón không phải là thủ đô Hà Nội mà là thành phố HCM.

Nên nhớ, cha của Phạm Bình Minh là Nguyễn Cơ Thạch khi còn là ngoại trưởng Việt Nam đã kịch liệt phản đối chuyện nối lại quan hệ với Trung Quốc và ký Hiệp Định Thành Đô năm 1989, ông từng phát biểu là “Việt Nam sẽ trở lại với thời kỳ 1 ngàn năm Bắc thuộc”. Do vậy, về mặt huyết thống, lãnh đạo Trung Quốc không thể ưa Phạm Bình Minh được. Hơn nữa, Minh lại rất sắc sảo, nói tiếng Anh khá tốt và có quan hệ rất thân thiết với các nhà lãnh đạo Mỹ và Phương Tây. Không chỉ vậy, rất nhiều lần Minh lên tiếng mạnh mẽ phản đối Trung Quốc và làm Bắc Kinh rất không hài lòng. Rõ nhất là ngày 6 tháng 8 năm 2017, đoàn Việt Nam do Phạm Bình Minh dẫn đầu đã ép Hội nghị ngoại trưởng Asean phải ra thông cáo chung bày tỏ quan ngại về  trước việc Trung Quốc bồi đắp các đảo tranh chấp và quân sự hóa Biển Đông. Đây là điều đã khiến Bắc Kinh nổi giận. Thậm chí ngay sau đó, chính Vương Nghị đã hủy cuộc gặp tay đôi với Phạm Bình Minh bên lề hội nghị này mà không cho biết lý do.

Câu hỏi đặt ra là tại sao biết Vương Nghị luôn đụng độ nảy lửa với Phạm Bình Minh mà Trọng lại cử Minh đi gặp Nghị để làm gì nếu không có mưu toan gì đó và cần người cãi lại chỉ dụ của Bắc Kinh.

Theo một nguồn tin thân cận, cuộc họp hẹp giữa Nghị – Minh ngày 16/9 đã diễn ra trong bầu không khí rất căng thẳng. Bởi Trung Quốc muốn khi Quang chết thì Việt Nam phải bầu cho được một chủ tịch nước mới, có thể là Trần Quốc Vượng hoặc Nguyễn Thiện Nhân. Nhưng Minh thì nói rõ, Tổng Trọng sẽ kiêm luôn chức chủ tịch nước giống như Tập Cận Bình. Mặc dù vậy, Vương Nghị phản đối và nói thẳng, ông Tập ủng hộ ông Trọng làm TBT chứ không phải là kiêm cả 2 ghế một lúc. Vương Nghị nhấn mạnh một lãnh đạo Việt Nam có quá nhiều quyền lực sẽ là điều mà Bắc Kinh không mong đợi. Đáp lại, Minh nói rằng tình hình Việt Nam và thế giới hiện nay đòi hỏi Việt Nam cần phải có một lãnh đạo tập trung quyền lực như thế. Thuyết phục không được, Vương Nghị dọa nếu Tổng Trọng kiêm luôn cả ghế chủ tịch nước thì quan hệ song phương sẽ được định hình lại và yêu cầu Việt Nam cân nhắc kỹ lưỡng các hậu quả. Đến đây thì cuộc gặp hẹp chính thức kết thúc. Sau đó, 2 bên đưa ra thông cáo chung không hề đả động gì đến chuyện này nhằm che đậy việc “đi đêm quyền lực” với nhau.

Và vẫn như mọi khi, kết thúc cuộc họp Phạm Bình Minh cười tươi khi bắt tay người đồng cấp. Trong khi đó, gương mặt của Vương Nghị sắt lại biểu thị sự không hài lòng.

Chưa biết, với sự đe dọa thẳng thừng như thế từ phía Bắc Kinh, tổng Trọng có dám vượt lằn ranh đỏ để đoạt chiếc ghế mà Trần Đại Quang đã để lại hay không. Nên nhớ, Tập Cận Bình đã chống lưng để đưa Trọng lên thì hắn cũng có thừa cách làm điều ngược lại. Vậy thì làm chó trung thành với chủ nhân hay cắn lại chủ nhân đây, Nguyễn Phú Trọng?

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux