“Bỉnh chúc vô minh, quang tự diệt – Trọng ngân bạc phúc, sản tất vong”

- Quảng Cáo -

Minh Quân (VNTB) – Cựu bộ trưởng công an và cũng là người vừa trở thành cựu chủ tịch nước – Trần Đại Quang – đã không còn cơ hội để xác lập một quy luật chính trị về phạm trù của cá nhân ông: tái xuất hiện trước một hội nghị trung ương.

‘Trần Đại Quang tái xuất trước một hội nghị trung ương’ đã không thành quy luật”

***

Cái chết đột ngột và đầy nghi vấn của Trần Đại Quang vào ngày 21 tháng Chín năm 2018 đã khiến ông Quang ‘biến mất’, nhưng không phải là hình ảnh ‘biến mất’ mang tính ẩn dụ và trào phúng như hai lần trước, mà lần này là mất thật, mất vĩnh viễn. Vụ việc này xảy ra ngay trước khi diễn ra một hội nghị trung ương của đảng cầm quyền – Hội nghị trung ương 8 sẽ diễn ra vào tháng Mười năm 2018.

- Quảng Cáo -

Trong hai sự kiện ‘biến mất’ trước đây của Trần Đại Quang – được cả giới truyền thông quốc tế chú ý nhưng lại không được hệ thống tuyên giáo và báo đảng Việt Nam công bố, chỉ có lần đầu tiên ông Quang ‘biến mất’ vào năm 2017 là có một chút tin tức. Khi đó, Giáo sư Phạm Gia Khải – một thành viên của Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương – nói với BBC rằng Chủ tịch Trần Đại Quang đã “sang Nhật điều trị bệnh”, tuy nhiên “không có thành viên nào của Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương đi theo”.

Nhưng điều kỳ lạ là trong cả hai lần ‘biến mất’ trên, đã không có bất kỳ một xác nhận chính thức nào từ phía các bệnh viện hoặc Bộ Y tế Nhật Bản về việc ông Quang đến các cơ sở y tế của nước này để chữa bệnh. Chính một tờ báo lớn của Nhật là Nikkey đã xác nhận việc ‘Trần Đại Quang không có ở Nhật’ vào thời gian tháng Bảy và tháng Tám năm 2017.

Có lẽ bài báo mang tính khẳng định của Nikkey về hành tung của Trần Đại Quang có thể khả tín đến mức ngay sau đó một số dư luận đã đặt ra dấu hỏi: nếu không ở Nhật thì ông Trần Đại Quang đã ở đâu trong khoảng thời gian từ cuối tháng Bảy đến cuối tháng Tám năm 2017? Và ở đâu trong khoảng thời gian từ đầu tháng Tư năm 2018 đến sát Hội nghị trung ương 7 vào đầu tháng Năm? Việc một số nguồn tin trong nước cho biết ‘Trần Đại Quang đi Nhật chữa bệnh’ liệu chỉ là dạng thông tin ngây thơ, không nắm rõ thực chất vấn đề, hay là một thủ đoạn tung thông tin giả để đánh lạc hướng dư luận, nhằm phục vụ cho một ý đồ chính trị nào đó, hoặc cụ thể hơn là một dàn xếp chính trị nào đó?

Nhưng dù là những lần ‘biến mất’ của Trần Đại Quang xảy ra một cách ngẫu nhiên hay theo một ý đồ chính trị, hoặc được giả định như một thuyết âm mưu chính trị, thì điều thú vị rờn rợn là cuối cùng – trong cả hai lần vào năm 2017 và 2018 – ông Quang vẫn ‘tái xuất giang hồ’ mà không ‘đi luôn’ như một số đồn đoán trước đó.

Vào cuối tháng Tám năm 2017, sau khoảng một tháng ‘biến mất’, Trần Đại Quang đã xuất hiện trở lại với gương mặt xanh xao và hốc hác khiến dư luận một lần nữa, kể từ sau vụ scandal chấn động ‘Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh sang Pháp chữa bệnh’ vào giữa năm 2015, người ta nghi rằng hình ảnh chủ tịch nước Trần Đại Quang đang tái xuất không phải là thật.

Trong những tháng sau đó, người ta không thấy ông Quang xuất hiện nhiều. Rồi có tin là căn bệnh ‘ung thư máu’ của ông tái phát.

Để đến sát Hội nghị trung ương 7 vào tháng Năm năm 2017, dư luận một lần nữa ồn ã về sự ‘biến mất’ của Trần Đại Quang, nhưng vào lần này còn tô đậm hơn: ông Quang sẽ phải ‘nghỉ’.

Song tại Hội nghị trung ương 7, Trần Đại Quang vẫn xuất hiện, thậm chí còn ngồi bên cạnh Nguyễn Phú Trọng và là người điều hành phiên hai mạc của hội nghị này.

Như một quy luật đã thành hình vào các năm 2017 vào 2018 – vào năm trước là sự kiện APEC sau Hội nghị trung ương 6, còn vào năm nay là chuyến công du Nhật Bản – được chào đón bằng 21 phát đại bác và được đón tiếp với nghi lễ dành cho nguyên thủ quốc gia – sau Hội nghị trung ương 7, Trần Đại Quang ‘biến mất’ trước một hội nghị trung ương rồi lại xuất hiện sau hội nghị trung ương đó.

Nhưng quả là ‘Bỉnh chúc vô minh quang tự diệt’ (*) như dân gian truyền miệng, Trần Đại Quang đã không thể vượt qua lần thứ ba này – trước Hội nghị trung ương 8. ‘Virus hiếm và độc hại’ – một cách mô tả của Bác sĩ Nguyễn Quốc Triệu – Trưởng ban Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương – và giống như cái cách nói đầy mập mờ của ông Triệu vào những ngày sát tết nguyên đán năm 2015 về tình trạng ‘tau khỏe mà có chi mô’ của Trưởng ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh, thì ông Quang có thể đã bị một loại ‘virus’ nào đó – song không biết là virus y học hay virus thâm cung bí sử chính trị – tấn công bất ngờ đến nỗi phải vong mạng chỉ sau ít tiếng đồng hồ./.

(*) Chú thích của CTM Media: Theo 2 câu nói được truyền tụng trong dân gian là:

Bỉnh chúc vô minh, quang tự diệt (Ngọn đuốc không có ánh sáng thì ánh sáng tự mất)
Trọng ngân bạc phúc, sản tất vong” (Ham hố tiền bạc nhưng không chịu tu thân tích đức khiến cho phúc mỏng thì tài sản cũng mất)

Nghiã đen là thế, nghiã bóng thì hiểu sao tuỳ mỗi người!

- Quảng Cáo -

24 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here