Công bằng, công lý và tư duy cộng sản

Toàn cảnh phiên họp lần thứ 11 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc ngày 16.9. Ảnh: BNG
- Quảng Cáo -

Fb. Đỗ Ngà|

Công bằng là gì? Công bằng là sự phân xử hoặc phân chia đem lại thỏa đáng cho đôi bên. Để đạt được sự công bằng rất khó. Nếu chỉ có 2 bên tự phân xử thì sự cãi cọ tranh giành phần hơn về mình tất xảy ra. Trong cuộc tự phân xử chỉ 2 bên, thường sẽ có một bên chịu thiệt, và thậm chí có khi cả 2 đều cho mình chịu thiệt. Cho nên việc tìm kiếm công bằng trong quan hệ song phương là không bao giờ có, bởi vì cán cân luôn nghiêng về phía kẻ mạnh.

Để đảm bảo công bằng trong phân xử, loài người đã phát sinh minh ra cách mới, đó là nhờ bên thứ 3 cầm cân nảy mực. Từ thời cổ đại xa xưa, con người đã biết dùng quan tòa để phán xử. Sau này bên thứ 3 còn có tên gọi khác, đó là trọng tài.

Nhiều người nghĩ rằng, bên thứ 3 là con người. Nghĩ thế là đúng nhưng chưa đủ. Thực ra bên thứ 3 là bao gồm con người và luật lệ. Ban đầu, loài người đặt yếu tố con người lên trên luật nên việc phân xử thường rơi vào ý chí chủ quan của quan tòa. Điều này thường gây nên vấn đề bất công. Với cách đặt yếu tố con người lên trên luật, sự tìm kiếm công bằng trong phân xử rất khó khăn, và loài người đã không có giải pháp nào để hạn chế bất công do ý chí chủ quan của bên thứ 3 suốt nhiều ngàn năm – từ thời kì chiếm hữu nô lệ đến hết thời kì phong kiến tập quyền.

- Quảng Cáo -

Có thể nói phát minh vĩ đại nhất của loài người trong quản lý xã hội, đó là con người biết đưa yếu tố luật pháp trên yếu tố con người. Luật pháp nó vốn là những quy tắc vô tri vô giác, khi nó được đưa lên trên nó sẽ buộc con người trong phân xử theo luật. Việc này người ta gọi là thượng tôn pháp luật.

Như vậy công lý là gì? Công lý là việc phán xử một cách công bằng dựa trên luật pháp và loại bỏ hoàn toàn yếu tố chủ quan của con người. Vậy để đạt được cộng lý, có 2 điều đạt được; thứ nhất đó là luật phải công bằng, thứ nhì là phải đảm bảo sự thượng tôn pháp luật.

Xét ở xã hội Việt Nam, cả 2 yếu tố cốt lõi đảm bảo công lý đều không có. Luật pháp được viết ra theo sự áp đặt theo ý chủ quan của ĐCS nên nó vốn không mang yếu tố công bằng. Và thứ nhì, yếu tố con người (tức ĐCS) được đặt trên luật pháp. Thế mà chính ĐCS nó lại oang oang rằng “nhà nước ta là một nhà nước pháp quyền XHCN” . CS là thế, nó tuyên truyền những thứ nó không hiểu hoặc không thực hiện. Điều này tôi tạm gọi là tư duy CS, nó là một loại tư duy đậm chất ngu dốt và cố chấp.

Tư duy này rất nguy hiểm cho đất nước, vì chính CS thường hay phạm pháp nhưng lại tự cho là chính nó đã đem lại công bằng cho xã hội. Và càng nguy hiểm hơn khi mang thứ tư duy này áp vào các cuộc chơi trong quan hệ quốc tế. Cho đến hôm nay, CS vẫn khăng khăng đòi đàm phán song phương với Trung Cộng thay vì đa phương. Kết quả, đất nước mất rất nhiều, vì song phương thì cán cân luôn nghiêng về kẻ mạnh./.

- Quảng Cáo -

5 CÁC GÓP Ý

  1. Hãy nhìn bao nhiêu người từ xứ cộng sản bất chấp cái chết để vượt biên qua xứ tư bản. Nhiêu đó cũng cho chúng ta biết nhân loại đã bình chọn ra sao!

  2. Xin thua cung quy vi online dau tien quy vi muon cho dat nuoc duoc trong sang nguoi dan that tha an noi co dau duoi truoc tien quy vi phai doan ket lai va ho hoa tieu diet v+ .

  3. Chú cứ mở miệng là nói xấu cộng sản nỏ ai nghe cho mô , mình có quyền phản đối những sai trái của một số người, một bộ phận của Đảng CS đi chệch con đường mà thôi để cùng Đảng cùng dân tộc làm công tác trật tự xã hội , còn tư bản có ai bây giờ nói gì đâu ,vì kinh tế người ta phát triển trước mình , thì mình nên học . nhưng không thể học họ cậy thế đã giàu lại muốn cướp nước va nô dịch nước họ cướp bóc của cải của người ta, Dân tộc là trên hết ,dân giàu nước mạnh , muốn tiến bộ điều đó vẫn còn nhiều cam go , nhưng người việt Nam tuyệt vời . nước Mỹ thì tổng thống luôn bị ám sát ,Xã hội bạo loạn , súng ống đầy đường.. Sự diệt vong kề cận của chủ nghĩa đé quốc ..!

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here