Bộ trưởng Bộ Giáo dục cố tình vi phạm Luật Giáo dục?

GS Hồ Ngọc Đại và SKG thuộc Công nghệ giáo dục
- Quảng Cáo -
Trần Thành (VNTB) 
Góc nhìn luật pháp, tôi tin rằng ông bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đang cố tình cho mình cái quyền đứng trên Luật Giáo dục. Và không chỉ mỗi ông Phùng Xuân Nhạ, hiện nay có ít nhất 4 giám đốc sở Giáo dục ở các tỉnh sau đây cùng ‘đồng phạm’: Nam Định, Hà Nam, Hà Tĩnh, Tiền Giang.
Vi phạm ở đây của các vị nói trên là đã không dùng sách giáo khoa để dạy học trò lớp một.
Sách giáo khoa là dùng để dạy học trò
Luật Giáo dục, phiên bản sửa đổi năm 2009, tại Khoản 3 Điều 29 có nội dung như sau:
“Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông; duyệt và quyết định chọn sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm cả sách giáo khoa bằng chữ nổi, bằng tiếng dân tộc và sách giáo khoa cho học sinh trường chuyên biệt, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa”.
Phùng Xuân Nhạ

Như vậy, sách giáo khoa được chọn đưa vào giảng dạy cho học trò, về mặt pháp lý phải tuân thủ hai điều kiện theo thứ tự: Trước tiên, được sự phê chuẩn của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; tiếp theo, quyết định của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng chính thức trong chương trình giáo dục phổ thông.

Chương trình công nghệ giáo dục của ông Hồ Ngọc Đại được Bộ Giáo dục đồng ý ‘thực nghiệm’ từ năm 1978 cho đến hiện nay. Tuy nhiên các tài liệu được ông Hồ Ngọc Đại biên soạn cho chương trình này, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ một quyết định mang tính pháp lý nào để có thể xác định đó là sách giáo khoa.
Theo nguyên tắc, khi không được công nhận là sách giáo khoa, thì nói như lời phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi cho cho ý kiến dự thảo luật Giáo dục sửa đổi của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 12-9, thì đây chỉ là “tài liệu học tập dạy tiếng Việt cho trẻ mới đi học”.
Cần dừng ngay việc thí điểm kéo dài 40 năm
Nếu tôn trọng pháp luật, thì cần dừng ngay việc thí điểm chương trình công nghệ giáo dục của ông Hồ Ngọc Đại kéo dài từ năm 1978 đến nay vẫn chưa được nghiệm thu.
Luật Giáo dục, Khoản 1 của Điều 100, quy định “Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục”.
Ngày 12-9, tại phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “cho ý kiến về Luật Giáo dục sửa đổi, vấn đề thí điểm, đổi mới, chủ trương một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa”, thì việc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho triển khai đại trà Chương trình công nghệ giáo dục của ông Hồ Ngọc Đại, trong đó có nhiều địa phương “100% các trường đều sử dụng sách công nghệ giáo dục”, cho thấy đã cố tình vi phạm Luật Giáo dục, vi phạm Nghị quyết 88/2014/QH13 “về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” của Quốc hội.
Tuy nhiên tường thuật trên báo chí thì phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, không thấy đưa ra yêu cầu cụ thể nào đối với Chương trình công nghệ giáo dục của ông Hồ Ngọc Đại ở niên học 2018-2019.
Hiện tại, có ít nhất 4 địa phương đã “100% các trường đều sử dụng sách công nghệ giáo dục” thay cho sách giáo khoa: Nam Định, Hà Nam, Hà Tĩnh, Tiền Giang.
Người viết cho rằng ông Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, và ông Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, bằng quyền hạn Hiến định và luật định tại Điều 2, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân; Điều 1, Điều 27 của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân, cần có quyết định về xem xét hành vi tuân thủ pháp luật của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tiếp tục cho phép triển khai rộng rãi Chương trình công nghệ giáo dục của ông Hồ Ngọc Đại.
- Quảng Cáo -

51 CÁC GÓP Ý

  1. Quốc hội VN nên luận tội bộ trưởng bộ GD đã xem thường luật pháp, xem thường QH. Ko nghiên cứu kỹ lưỡng đề án sinh ra hậu quả nghiêm trọng. Cố tình hủy hoại Quốc ngữ VN. Đây là tội phản quốc, cần phải xử lý nghiêm minh.

    • Nguyễn Tẩy Giả nhà giôt từ nóc giả như bạn làm cấp trên tôi đem phong bì tới thì tôi làm gì bạn có nói được ko chỉ sợ ko có đô la thì mới có chuyện cho nên……

  2. Cả thế giới đều sợ Việt Nam cơ mà , vì Việt Nam nói một đằng làm một nẻo . Vụ đất ở thủ thiêm thằng phó chủ tịch thành phố nó còn thay đổi cả quyết định của thủ tướng Võ Văn Kiệt chứ vụ này là cái đếch gì đâu mà chúng nó sợ . Chúng nó bây giờ thấy thằng nào cũng to , to hơn cả những người đứng đầu nhà nước .

  3. Dư luận lên án nhiều về lĩnh vực GD,mà ông bộ trưởng GD này im re,sao không lập diễn đàn cho Dân bỏ phiếu tín nhiệm chứ..!!???VN mà cho Dân bỏ phiếu tín nhiệm thì nhiều cán bộ rụng như sung…( ăn quá mà..)

  4. Khong phai vi pham ma loi dung phụ huynh để trục và vụ lợi cho loi ich nhom lgs ts lam nghèo đất nuoc. Cac nuoc gs ts làm giàu cho tổ quoc cua họ còn Viet nam thì sao chỉ làm ngheo to quoc thôi còn muon cho nhan dan vn dốt them cho đám chó gsts bất tài vô dụng huong bổng loc cua dan con hại dân phản quốc.

  5. Thằng Nguyên chê thằng Tống.Thằng Minh lại chê thằng Nguyên. Rồi thì thằng Thanh lại chê thằng Minh. Rốt cuộc phản Thanh,phục Minh làm đéo gì, bọn chúng cùng 1 duộc hết. Chỉ lừa cai trị dân, ngồi nghĩ ra đủ trò để bóc lột bọn dân đen. Cái mồm thì xoen xoét, đưa ra các loại khẩu hiệu vì dân. Dân biết cả chứ không phải không biết. Thế nào rồi cũng toi.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here