Sách về thảm sát Gạc Ma ra đời đầy gian truân, nay bị thu hồi

- Quảng Cáo -
Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam mới đây đề nghị các tỉnh, thành phố thu hồi một cuốn sách nói về sự kiện quân Trung Quốc thảm sát các binh sĩ Việt Nam hồi năm 1988 để chiếm đảo đá Gạc Ma.
Các báo mạng Việt Nam đưa tin hôm 11/9 rằng Cục Xuất bản, In và Phát hành của bộ đã gửi công văn từ hôm 31/8 đến các sở thông tin và truyền thông của các tỉnh, thành phố “đề nghị kiểm tra, rà soát và thu hồi” cuốn sách có tên “Gạc Ma-Vòng tròn bất tử”. Lý do được đưa ra về việc thu hồi cuốn sách là “để ngăn chặn việc phát tán cuốn sách có nội dung sai sót nêu trên ra thị trường”.
Cuốn “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” chỉ mới được phát hành cách đây hơn 2 tháng, vào đầu tháng 7/2018, ít ngày trước dịp kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ của Việt Nam, 27/7.
Sách do hai nhà xuất bản là Văn học và First News-Trí Việt liên kết in ấn và phân phối. Ở thời điểm sách ra đời, nhiều người và báo giới gọi cuốn sách là một phần của các hoạt động tri ân 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam “đã anh dũng hy sinh vì biển đảo tổ quốc” trong sự kiện tại Gạc Ma ngày 14/3/1988.
Các tài liệu của Việt Nam nói cách đây hơn 30 năm, khi lính công binh Việt Nam cắm cờ và xây dựng tại các đảo đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao “để khẳng định chủ quyền của Việt Nam”, 3 tàu chiến Trung Quốc đã nổ súng, giết chết 64 binh sĩ Việt Nam khi đó đứng thành một vòng tròn che chắn cho quốc kỳ. Sau biến cố đẫm máu này, Trung Quốc làm chủ Gạc Ma, Việt Nam giữ hai đảo đá còn lại.
Kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ vào cuối năm 1991, truyền thông chính thức của Việt Nam hầu như không nhắc đến các xung đột quân sự giữa hai nước trong 3 thập niên cuối thế kỷ 20 ở biên giới và trên Biển Đông.
Báo chí bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ chỉ thỉnh thoảng nói về các sự kiện đó trong vài năm gần đây, mỗi khi có căng thẳng giữa hai nước khi Trung Quốc gia tăng các hành động hung hăng để đòi chủ quyền ở Biển Đông có nhiều tranh chấp.
Một lễ cầu siêu được tổ chức ở Đà Nẵng hôm 13/3 cho các tử sĩ Việt Nam trong trận Gạc Ma năm 1988
Sách về cuộc thảm sát Gạc Ma bắt đầu được viết vào năm 2014, sau sự kiện Trung Quốc đưa một dàn khoan vào hoạt động trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam, gây ra một làn sóng phản đối dữ dội chưa từng có ở nhiều tỉnh, thành Việt Nam.
Tuy nhiên, cuốn sách có sự đóng góp của 68 người, gồm các nhà nghiên cứu lịch sử và chính các cựu chiến binh trở về từ Gạc Ma, phải mất 4 năm mới có thể ra đời, sau “hàng trăm lần chỉnh sửa” và “đi qua 14 nhà xuất bản”, theo các bản tin hồi đầu tháng 7/2018.
Chỉ khoảng 3 tuần sau khi sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” được phát hành, ngày 16/7, Nhà xuất bản Văn học đã ra thông báo về việc tạm dừng phát hành để “đính chính, sửa chữa” cuốn sách.
Trong một thông cáo báo chí trước đó ít ngày, nhà xuất bản này nói họ “xin được đính chính ở 8 trang”, và một trong những điểm cần đính chính là lời kể của cựu binh tại Gạc Ma có tên Nguyễn Văn Lanh về lệnh “không được nổ súng” vào quân Trung Quốc sẽ được sửa thành “không được nổ súng trước”.
1988 – Thảm sát Gạc Ma
Đây cũng là chi tiết đã dẫn tới việc đông đảo những người được xem là thân chính quyền đã lên tiếng trên mạng xã hội để chỉ trích, thóa mạ nặng nề những người viết, biên soạn cuốn sách, phần nào tác động đến việc dừng phát hành sách.
VOA đã liên lạc với ông Nguyễn Văn Phước, giám đốc công ty First News, để hỏi phản ứng của ông về việc Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các địa phương thu hồi cuốn “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”, song ông từ chối trả lời, với lý do “bận họp”.
Một cựu cán bộ của Bộ Văn hóa Việt Nam, nhà văn Phạm Viết Đào, chia sẻ với VOA nhận định của ông về việc nhà chức trách ra lệnh thu hồi sách:
“Theo tôi, chắc là vì nhóm lợi ích nào đấy nó bị đụng chạm thì nó đòi thu hồi cuốn sách chứ cũng chẳng có gì vi phạm cả. Nhưng mà nó đụng chạm đến một thế lực nào đấy. Sách vướng có một câu thôi. Câu ấy chẳng có gì nặng nề cả”.
Nhà văn từng bị bỏ tù vì viết blog “nói xấu” đảng, nhà nước nói thêm rằng ở thời điểm hiện nay khó tiên liệu được bước tiếp theo của việc thu hồi sách có phải là cấm hẳn nó hay không. Ông Đào cho rằng trong nội bộ chính quyền Việt Nam đang có “năm bè, bảy mối” về hành xử thế nào đối với Trung Quốc, do đó “khó đoán” về số phận cuốn sách.
Cuốn sách về sự kiện bi tráng đã được độc giả đón nhận nhiệt tình ngay khi xuất hiện trên thị trường. Các báo cho hay tính đến ngày 10/7, chỉ sau 5 ngày được phép phát hành, 10.000 cuốn sách đã được bán hết.
Ngoài ra, đại diện Nhà xuất bản Fortis ở Mỹ đã tới Việt Nam gặp công ty sách First News – Trí Việt, bàn thảo việc mua bản quyền ngôn ngữ tiếng Anh của “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” để xuất bản tại Mỹ, theo tin của Zing.vn hôm 9/7.
Tin cho hay, số tiền từ việc chuyển nhượng bản quyền cuốn sách sang tiếng Anh, xuất bản, phát hành tại Hoa Kỳ sẽ được “đóng góp để hỗ trợ gia đình của các cựu binh và liệt sĩ Gạc Ma”.
- Quảng Cáo -

107 CÁC GÓP Ý

  1. Khong duoc ban truoc hay khong duoc ban thi cung khong co quan trong gi neu sach da in va xuat ban….Quan trong la nguoi nao da kho chiu ,tuc toi khi cho rang sach noi sai su that…Chac chan la thang Trung cau hay Thai thu roi !

  2. Gạc Ma trong vòng Bất tử đã bạch hoá cho mọi người thấy được đảng cộng sản việt nam luôn cưỡng ép lịch sử văn học vào con đường tử diệt.
    Trên thế giới này không có cuộc chiến nào mà mình phải làm bia cho quân thù nả đạn vào chính mình , mà chết một cách thảm khốc & nhục nhã.

    • Bạn ơi . dối với dân thì Gạt ma nó ăn sâu.
      Còn với một số không nhỏ, cán bộ dảng viên
      thì sách vòng tròn Gạt ma như quả bom thúi
      cũa cái dảng mà bấy lâu nay họ tôn thờ vã lại
      da số họ như người Dông Dức dến giờ vẫn
      dọc báo giấy.
      Túm lại : cán bộ mua sách,còn dân den da số
      xem trên inter. Không thu hồi chết sớm.

  3. Nếu biết tôn trọng lịch sử thì có sai thì chỉnh lý,nếu cam chịu sự nô lệ thì thu hồi và phải công bố rõ lý do cụ thể vì sao thu hồi đừng làm vài câu ất ơ cho có chuyện để lùa dân,thu hay không tbu là quyền của mấy ông chứ trung quốc ăn cướp hoàng sa trường sa thì rõ như ban ngày rồi.nhục

    • Bạn nên nhớ không vì chuyện cãi nhau của mấy ông tướng trên mạng dân mới biết đúng sai,mà từng cộng đồng nhỏ cũng đã giúp nhau sáng tỏ được điều đúng sai rồi ,làm người ngay thẳng chẳng lụy vì miệng thiên hạ,nhưng làm người ngay thẳng mà không biết đâu là việc lớn việc nhỏ ,đâu là lửa gần bão xa thì chỉ chạy theo đuôi thiên hạ thôi

  4. bị thu hồi là đúng rồi tất cả chỉ đứng làm bia thịt cho Tàu cộng nó bắn chết hết .vậy sao gọi là bất tử được .có lẻ thu hồi để sửa lại tựa đề quyễn sách.

  5. Tôi chưa từng đọc xin hỏi mấy bạn : muốn mua thì đến đâu mua : tại sau phai thu hồi : ko lẻ trong đó có nói tội ác của : bọn bành trướng bắc kinh sau

    • Minh luon Tin tuong tuyet doi vi Chan troi moi luon Noi su that voi day du Chung cu va duoc Phan tich rat ro rang, khong Lap Liem, Gian xao nhu cai Che do nay, muon Cuon sach noi le Su that cua Lich su Vietnam ma Lu hen Dau nhem thi Minh cung chang con gi de Noi nua ! Qua Nhuc !

  6. Đảng ta HÈN
    Tướng ta HÈN
    Sợ dân biết nên thu lai.
    Nhưng dù có thu lại thì trong lòng nhân dân VN, trong lịch sử VN cũng đã ghi nhận là đảng ta HÈN.

  7. Sách do người cũa dảng viết thì chỉ
    có dảng viên ũng hộ và dảng viên
    mới muốn biết sự thật cũa dảng có
    dúng với như thế lực thù dịch tuyên
    truyền chống phá dảng nn. Thu hồi
    chẳng khác nào tự nhận ta ở bụi nầy.

  8. Nguy hiểm nhất là bọn ngụy văn ngụy sử chúng nó đẻ ra là để bóp mọi thứ mà mục đích cuối cùng là bóp đc tiền mà thôi.Cái thằng lê mã lương thì tốt đẹp gì khi nó gian dối về lệnh cấp trên mà nó đang ở đâu đó khi trận chiến đang xảy ra chứ,tới nỗi tên bất lương này còn khai tử cả cựu chiến binh gạc ma trong khi ông này còn sống.nên nhớ có hàng vạn gạc ma trên khắp tổ quốc.đừng bao giờ quay lưng phỉ nhổ vào thành quả cách mạng và xương máu cha ông ta.hãy mở to mắt mà nhìn lịch sử chứ đừng bao giờ nghe những kẻ phản phúc dối trá

  9. Sao ko ai dám đứng ra chỉ chích chính quyền đi.giỏi cái miệng bình luận cho có với người ta.giỏi thì lên báo.lên tivi giống như bác phạm Xuân thời ấy.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here