Với Trung cộng, hãy cẩn thận! Mỗi bước đi về kinh tế sẽ dẫn tới hệ lụy về chính trị

- Quảng Cáo -

Fb. Đỗ Ngà|

Năm 2016, Hiệp Hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và Ngân Hàng Công Thương Trung Quốc đề nghị thanh toán bằng Nhân Dân Tệ(Yuan) trực tiếp tại Việt Nam. Đề nghị này là việc dễ hiểu, vì phía Trung Quốc muốn dễ dàng cho doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và họ muốn đồng tiền Trung Quốc vào lưu thông ở Việt Nam như là một lựa chọn thanh toán.

Như ta đã biết, trước đó những giao dịch ngoại thương giữa Trung Quốc và Việt Nam đa phần là dùng USD. Tất nhiên, dân Việt không thể dùng tiền VNĐ trao đổi ngoại thương, vì VNĐ không có trong rổ IMF. Nhưng nếu chấp nhận thanh toán bằng Yuan thì mới là điều đáng nói. Khi chấp nhận thanh toán bằng Yuan thì là các doanh nghiệp Việt Nam phải bán USD để mua Yuan nhằm thanh toán. Mà bán USD mua Yuan thì phải tốn phí 0,5%, phí này doanh nghiệp Việt Nam chịu, thay vi phía Trung Quốc chịu nếu thanh toán bằng USD. Mà trong 6 năm qua, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc là 350 tỷ USD. Nếu dùng Yuan thay cho USD thì phí chuyển USD sang Yuan mà phía Việt Nam phải chịu là 1,75 tỷ USD.

Điều đáng nói thứ 2, đấy mới là điều đáng nói. Trong 6 năm gần đây, Việt Nam xuất sang Trung Quốc 100 tỷ USD, nhưng nhập của Trung Quốc 250 tỷ USD. Vậy Việt Nam nhập siêu của Trung Cộng 150 tỷ USD trong 6 năm. Vậy nếu chuyển sang thanh toán bằng đồng Yuan thì trong 6 năm, số tiền Yuan chảy sang Trung Cộng trị giá tương đương 150 tỷ USD. Thế thì lấy đâu ra Yuan mà mua? Vậy điều này dễ dẫn tới doanh nghiệp Việt Nam phải vay của Trung Cộng. Khi đó, không những Việt Nam lệ thuộc hàng hoá Tàu mà còn lệ thuộc tài chính. Điều này là vô cùng nguy hiểm.

- Quảng Cáo -

Việc làm gì cũng vậy, phải có lộ trình. Sau 2 năm đề nghị từ phía Trung Cộng, giờ phía chính quyền Việt Nam đã mở cửa giao dịch tại các tỉnh biên giới Việt Nam được thanh toán bằng Yuan. Khi đồng Yuan chiếm lĩnh các tỉnh biên giới thì tất nhiên sự mở rộng thị trường giao dịch đồng Yuan theo vết dầu loang là điều chắc chắn. Vì Móng Cái giao dịch bằng Yuan thì Hạ Long không giao dịch được sao? Mà Hạ Long giao dịch được thì chả nhẽ Đông Triều không giao dịch được? Đông Triều giao dịch được chả lẽ Chí Linh – Hải Dương không giao dịch được? Từ “biên giới” rất là chung chung, nó không giới hạn bằng một ranh giới nào cả. Thật sự, tại Hạ Long các cửa hang bán lẻ Việt Nam có nhận viên nói tiếng Trung nhận thanh toán bằng Yuan đã ngày một phổ biến. Vậy Hạ Long là biên giới sao? Và đây là điều thực tế.

Chấp nhận thanh toán bằng Nhân Dân Tệ (Yuan) rõ ràng là bước lùi của phía Việt Nam. Xét về kinh tế thuần túy, dựa trên các thông tư nghị định của chính phủ để cho rằng “điều này có lợi” cho thương mại giữa 2 bên là một cái nhìn rất phiến diện. Để đánh giá, phải xét đến hệ lụy về kinh tế – chính trị về lâu về dài. Và đặt biệt, với Trung Cộng, Hà Nội chỉ có nhượng bộ chứ chưa bao giờ dám lấn tới./.

- Quảng Cáo -

5 CÁC GÓP Ý

  1. phải xài tiền VN ở VN tiền tàutq ở tq hay là xài tiền VN luôn khỏi đổi ra tiền tàuTQ ….được hông …tui hông có mích lòng …vui ….

  2. Nếu bọn cộng sản còn tồn tại, thì quốc gia Việt Nam sẽ bị tiêu diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung Hoa cộng sản. Hơn nữa toàn dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn lưu vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here