Hôm trước đọc báo thấy đâu đó đăng Việt Nam là một “cường quốc bậc trung”.
Chữ “cường” ở đây có nghĩa là “sức mạnh – power – puissace”. Các học giả Tây phương định nghĩa “Sức mạnh” của một quốc gia như là một “khả năng”: khả năng thực hiện, khả năng bắt (quốc gia khác) thực hiện, khả năng ngăn cản (quốc gia khác) thực hiện, khả năng từ chối thực hiện (capacité de faire ; capacité de faire faire ; capacité d’empêcher de faire ; capacité de refuser de faire).
Thông lệ quốc tế xếp hạng các quốc gia bằng “sức mạnh – power – puissance” của quốc gia này, dựa trên nhiều yếu tố như quốc phòng, kinh tế, tài chánh, khoa học kỹ thuật, văn hóa, chiến lược, ngoại giao…
Có quốc gia như Nhật, Đức… được xếp vào “đại cường kinh tế, tài chánh và khoa học kỹ thuật”. Nước Pháp, Anh… được xếp vào hàng “đại cường”, đáp ứng đủ các yếu tố quốc phòng, kinh tế, ngoại giao, chiến lược… Nga được xếp vào “đại cường quân sự”. Trong khi Mỹ thì được xếp ào hạng “siêu cường”, đứng hàng đầu về mọi mặt. Trung quốc được gọi là “cường quốc đang lên”, đã vượt qua các đại cường Anh, Pháp… về kinh tế, quốc phòng. Trung quốc đang khẳng định vị thế “siêu cường thứ hai”, chỉ đứng sau Mỹ.
Ý nghĩa của “cường quốc bậc trung” hay (trung bình) như vậy có thể hiểu là quốc gia có một khả năng ở mức “trung bình”, trên các phương diện quốc phòng, kinh tế, chiến lược… đã kể ở trên. Quốc gia này có khả năng tương đối ở việc “áp đặt” ý chí của quốc gia, hay từ chối việc “áp đặt” của một cường quốc khác, về một vấn đề có liên quan đến lợi ích của quốc gia mình.
VN có phải là “cường quốc trung bình” ?
Để biết, ta có thể tìm hiểu ở việc VN có thể thực hiện được chuyện gì ? cho mình và cho các quốc gia khác.
Về kinh tế, việc không có khả năng mua “quyền” chiếu lại các trận đá banh ở ASIAD 2018 khiến dân ghiền coi đá banh VN phải “coi lậu”, trong khi các nước Campuchia, Lào… nước nào cũng có khả năng đem lại niềm vui cho dân của họ. Ngay cả giải thế giới 2018 (World Cup 2018) nhà nước VN cũng không có ngân sách, nếu không có “nghĩa cử” của một tỉ phú VN bỏ tiền cứu giúp, thì VN cũng phải coi lậu. Về kinh tế ta có thể kết luận VN là một “nước nghèo”.
Ở Biển Đông, VN có “khả năng” áp đặt, hoặc từ khước bị áp đặt ở các điều gì ? Đọc báo sáng nay thấy là TQ tái khẳng định “quyền” đuổi các tàu bè và phi cơ các quốc gia khác vãng lai ở Biển Đông. Gần đây VN cũng liên tục nhượng bộ TQ ở các yêu sách ở các mỏ dầu khí trên thềm lục địa VN (vụ Repsol), hoặc phải “bó tay” nhìn TQ biểu lộ sức mạnh ở các việc cho xây dựng các đảo nhân tạo (trên các bãi đá chiếm được của VN), sau đó quân sự hóa các đảo này. Các căn cứ quân sự này TQ đe dọa an ninh của VN. Ưu điểm chiến lược của VN cũng bị các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo này hóa giải. Ở phương diện “bảo vệ lợi ích quốc gia”, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, VN là một quốc gia “nhược tiểu”, chịu sự áp đặt của cường quốc khác.
Về ngoại giao, vụ TXT đã khiến VN bị cộng đồng Châu Âu liệt vào hạng “quốc gia côn đồ”, ngang hàng với Bắc Hàn.
Về khoa học kỹ thuật, VN chưa có đóng góp nào vào sự tiến bộ của thế giới, ngoài những tô hủ tíu, tô phở, ổ bánh mì, cái bánh chưng… lớn nhứt thế giới.
Nhưng vụ bỏ tù các nhà hoạt động nhân quyền, mới đây bỏ tù ông Lê Đình Lượng 20 năm về tội yêu nước khác với cách của người cộng sản Việt. Hoặc việc cho công an phá phách và hành hung một số nhân sĩ khác, khi những người này đến nghe nhạc một cách “hòa bình” nhân buổi ca nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Tín, Việt Nam hiện nguyên hình là một nhà nước công an trị dã man, tàn bạo.
Giấc mơ “cường quốc” của VN xem ra còn rất xa. VN hiện như con ếch ngồi đáy giếng. Đảng CSVN làm vua một cõi. Chỉ khi ra khỏi miệng giếng mới thấy VN không là cái gì hết cả, ngoài tiếng xấu của một quốc gia côn đồ./.
Leave a Comment