Nguyễn Phú Trọng đã giúp VINACONEX cướp hàng ngàn tỷ đồng ra sao ?

- Quảng Cáo -

Fb. Giang Bui|

Nếu tinh ý chúng ta sẽ thấy rằng những thanh củi mà bướm chúa Nguyễn Phú Trọng đưa vào lò đều có hai đặc điểm: Một là kẻ thù không đội trời chung với Trọng trong bước tiến quyền lực trở thành kẻ độc tài số một, hai là kim cương đối tượng mang đến nhà Tổng bí thư và con cháu chưa đủ lớn để thắp sáng nhân cách liêm khiết sáng ngời của ông.

Cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền. Điều này rất đúng khi nói về giai đoạn Trọng còn là bí thư Thành Ủy Hà Nội, từ năm 2000 đến 2006.

Với cương vị là người đứng đầu thủ đô, Nguyễn Phú Trọng phải chịu trách nhiệm về những sai phạm không những của Ciputra mà của những tập đoàn như Vinaconex cùng hàng loạt dự án, quy hoạch tại Hà Nội gây lãng phí nghìn tỉ ngân sách Nhà nước, gây ra oan khuất ngút trời cho nhân dân, không những về đất đai mà còn hệ lụy về môi trường, chất lượng sống.

- Quảng Cáo -

Vinaconex vốn là một công ty Nhà nước được cổ phần hóa để trở thành công ty cổ phần theo quyết định số 56/2005/QĐ-TTg và 1613 của Bộ Xây Dựng vào năm 2006. Từng là công ty Nhà nước, tháng 12/2003, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ra quyết định thu hồi 568 ha đất nông nghiệp ở Hà Nội và Hà Tây cũ tạm giao cho công ty Xây dựng Việt Nam (Vinaconex).

Chưa bàn đến những sai phạm trong việc đền bù giải tỏa khu vực đất vàng phía Tây Hà Nội này, số đất công tuy được giao cho Vinaconex nhưng vẫn thuộc tài sản Nhà nước. Việc giao đất cho công ty xây dựng Việt Nam vào thời điểm ấy theo UBND TPHN là với mục đích đổi đất lấy cơ sở hạ tầng nhằm mở rộng dự án đường Láng- Hòa Lạc (nay là đại lộ Thăng Long).

Vậy mà, được sự bảo kê từ thời bí thư Thành ủy Nguyễn Phú Trọng, trong quá trình cổ phần hóa Vinaconex, hàng trăm ha đất công sản có trị giá gần 60.000 tỷ đồng ấy đã bị công ty xâu xé đem bán trong các dự án khu đô thị mới sau này. Như chưa đủ ăn chia trên máu và nước mắt của nông dân bị cướp đất, Vinaconex còn cắt xén vật tư trong quá trình thực hiện dự án đường Láng- Hòa Lạc.

Đơn cử theo quyết định năm 2003 của bộ GTVT, chiều rộng của nền đường tối thiểu phải là 140m, tuy nhiên đến lúc khánh thành chiều rộng con đường chỉ còn 134m, Vinaconex bỏ túi 300 tỷ đồng. Chưa kể những hạng mục đội vốn, gian lận về khối lượng và chất lượng khác, dưới sự quản lý của bí thư Nguyễn Phú Trọng, Vinaconex nghiễm nhiên ăn cướp hàng nghìn tỉ mà không thế lực nào can thiệp được.

Chưa dừng lại ở Hà Nội, Tổng công ty xây dựng Vinaconex còn vươn vòi bạch tuột đến cả Thủ Thiêm Thành Hồ thông qua dự án xây dựng nhà cao tầng kết hợp với thương mại dịch vụ ở khu Thảo Điền q2. Dưới sự trợ giúp của Nguyễn Văn Đua tại đây, bằng các văn bản phù phép đất công sản thành tài sản mua bán đổi chác cá nhân như việc thành lập công ty con Thảo Điền (cũng trực thuộc Vinaconex), các thế lực đằng sau đã giúp Vinaconex bán thành công 80.000m2 đất dự án được Nhà nước cấp cho công ty Chí Thành, bỏ túi 750 tỷ đồng.

Là bí thư Thành ủy trong giai đoạn kinh tế đất nước phát triển nói chung và Thủ đô nói riêng trong giai đoạn hội nhập, Nguyễn Phú Trọng đã tận dụng triệt để cơ hội thăng tiến, kiếm chác qua hàng chục dự án, quy hoạch lớn nhỏ tại Hà Nội như khu đô thị Trung Hòa- Nhân Chính, Bắc An Khánh, Trung Văn, quy hoạch Hoàn Kiếm… Các dự án ấy đều phải thông qua người đứng đầu thủ đô lúc bấy giờ.

Vậy mà, những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng trong những siêu dự án, quy hoạch này chưa bao giờ được làm sáng tỏ. Các công ty sân sau của Trọng là những tập đoàn lũng đoạn nền kinh tế đất nước không những không được điều tra mà ngày càng lớn mạnh, nhận thêm những dự án bòn rút mới.

Năm 2004, Nguyễn Phú Trọng cho phép Vinaconex thực hiện dự án đường ống nước sạch sông Đà. Kết quả từ đó đến nay, hơn 20 lần đường ống nước bị vỡ ảnh hưởng đến 177.000 hộ dân. Lý do vì Vinaconex sử dụng chất liệu composite cốt sợi thủy tinh chất lượng kém chứ không phải ống gang dẻo như ban đầu (theo quyết định của Phí Thái Bình- chủ tịch Tổng công ty xây dựng VN lúc bấy giờ).

Không những Phí Thái Bình không bị khỏi tố mà còn leo tới chức phó chủ tịch UBND TPHN sau đó, chỉ vài con tốt thí mạng hưởng án tù treo hoặc giam giữ 1, 2 năm là các thuộc cấp nhỏ hơn của y. Nói về đường ống nước sông Đà, đến năm 2018 vẫn vỡ mà chưa được giải quyết triệt để.

Sai phạm ở Thủ Thiêm gây oan khuất ngút trời ảnh hưởng tới hàng ngàn hộ dân được báo chí chú ý nhắc đến. Vậy mà ngay trong lòng Thủ Đô, những sai phạm đất đai và những trò ảo thuật biến xương máu nhân dân thành nồi cháo danh lợi khổng lồ hòng mua quan bán tước tiến thân không được điều tra làm rõ.

Liệu công bằng ở đâu trong cuộc đốt lò chống tham nhũng không vùng cấm của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?

- Quảng Cáo -

13 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here