Con sư tử tàu đang trỗi dậy (?)

- Quảng Cáo -

Fb. Ngô Nhật Đăng|

Từ thập niên 80, trong cuốn sách của mình Brzezinsky dành một phần dài gồm 3 chương phân tích dù có tiến hành cải tổ thì Liên bang Soviet cũng sẽ sụp đổ. Ông chia sự tàn lụi của CS thành 4 giai đoạn :

1- Chế độ cộng sản cực quyền :
Đảng cộng sản (ĐCS) kiểm soát chế độ chính trị, chế độ chính trị kiểm soát cả xã hội và kinh tế.

2- Chế độ quyền uy cộng sản :
ĐCS kiểm soát chế độ chính trị, nhưng xã hội công dân đang xuất hiện không thừa nhận chế độ đó, quyền lực tối cao về chính trị trong kinh tế lâm vào thế phòng ngự.

3- Chế độ quyền uy hậu cộng sản :
Chế độ quyền uy dựa trên cơ sở sự hấp dẫn của chủ nghĩa dân tộc, hệ tư tưởng được nghi thức hóa, xã hội công dân trở thành xã hội chính trị, quyền lực tối cao của chính trị trong kinh tế rút lui khắp nơi.

- Quảng Cáo -

4- Chủ nghĩa đa nguyên hậu cộng sản :
Các hệ thống chính trị và kinh tế, xã hội đều đa nguyên.

Giữa các giai đoạn này đều có thời gian quá độ chừng 2-3 năm, có những biến cố hoặc sự kiện làm quá trình đến đa nguyên nhanh hơn cũng như có những lựa chọn để chế độ đàn áp nhân dân quay về thời “cực quyền”.

Cũng trong cuốn sách này, Brzezinsky có một phần gồm 2 chương phân tích và dự đoán Trung Quốc sẽ thoát khỏi khủng hoảng. Ông viết : “ Trung Hoa sẽ gia nhập hàng ngũ tiên tiến của các cường quốc trên thế giới. Nước Trung Hoa hiện đại sẽ đi vào thế kỷ 21 mà vẫn dưới quyền cai trị của đảng cộng sản, nhưng không còn là nước Trung Hoa bị cộng sản hóa”.

Brzezinsky dự đoán tương lai của Trung Quốc và nó đã đúng trên bề mặt : Trung Quốc đã trở thành một cường quốc trong một thời gian kỷ lục, 40 năm. Ông cũng như chính phủ Mỹ và phương Tây đã nhận thức rằng, khi TQ phát triển vể kinh tế thì dân chủ sẽ được cải thiện, TQ sẽ trở thành “một quốc gia có trách nhiệm”. Một nhầm lẫn kinh khủng.

Brzenzinsky

Brzenzinsky đã “cảm kích” khi nghiên cứu về Lịch sử TQ : “Bởi mức độ xã hội TQ thấm nhuần và điều hòa bằng những nguyên lý ăn sâu vào hệ thống Nho giáo cả về tư duy lẫn phép tắc. Chính sự tiếp thu nhuần nhuyễn những nguyên lý này (các khái niệm Nho giáo về quy luật tự nhiên, về động cơ thúc đẩy giáo dục cao trong tầng lớp quan lại, về tôn ti trật tự trong xã hội và kinh tế, lòng tôn kính người già và tổ tiên…) và sự đắm say của quảng đại nhân dân với những nguyên lý này đã làm xã hội TQ khác xa với những xã hội khác”.

Brzenzinsky còn trích lại lời của nhà “Trung Hoa học”, giáo sư Harvard, ông Roderich Mac Facquah thường trích : “Có đức thì nhà lãnh đạo sẽ có nhân dân. Có nhân dân thì sẽ có lãnh thổ. Có lãnh thổ thì sẽ có của cải. Có của cải thì sẽ có nguồn để tiêu dùng. Đạo đức là cái rễ, của cải là kết quả”.

Hỡi ôi, chính sự hiểu biết về văn hóa Tàu một cách hời hợt như vậy đã dẫn đến hậu quả của ngày hôm nay, như Napoleon đã cảnh báo : Khi con sư tử Trung Hoa trỗi dậy, thế giới sẽ phải giật mình vì tiếng gầm của nó”.

Viết về văn hóa Tàu phải cần cả vài cuốn sách dầy, nhưng để bắt đầu chúng ta hãy thử đọc một cuốn sách, được người Tàu gọi là “Kỳ thư”, được các “tinh hoa Hán” say mê như một học thuyết từ gần 100 năm nay, “Hậu Hắc học” theo nghĩa đen là “Cái mặt phải thật dày, cái tâm phải thật đen tối”. Tác giả viết, mang cái mặt dầy và tâm đen tối để mưu cầu lợi ích cá nhân thì đáng phỉ nhổ, nhưng mang lại lợi ích cho quốc gia (trở thành bá chủ thế giới) thì là một đạo đức cao vời, không thứ gì sánh nổi.

Trung Quốc sẽ không bao giờ trở thành một quốc gia có trách nhiệm bởi văn hóa của nó. Dù có phát triển đến đâu nó cũng chỉ đạt được đỉnh điểm là cái chế độ “chuyên chế mềm” hay “Dân chủ nửa vời” như Đài Loan và Singapor.

Thế giới đã lãng quên điều này, khi chỉ coi Singapor như một quốc đảo nhỏ bé, nhìn trên bề mặt sự phồn vinh của nó. Ít ai nhắc đến lá thư của Lý Quang Diệu gửi Nữ hoàng Anh về việc ông ta phản đối việc cho các thuyền nhân Việt Nam vượt biên được cập cảng nước mình (dẫn đến việc Hongkong đóng cửa các trại tị nạn), những lời họ Lý ca ngợi “Một vành đai một con đường” của Tập Cận Bình. Ít ai từng biết Tôn Trung Sơn đã có cả một Cục “Hoa kiều vận” với tham vọng thành lập các “Hoa kiều cộng hòa quốc” như Singapor. Như tác giả “Hậu Hắc học” viết : “Chúng ta (Tàu) vẫn có cái nhìn và tư thế đầy cửa quyền từ ngàn đời nay đối với vùng Đông Nam Á”./.

- Quảng Cáo -

2 CÁC GÓP Ý

  1. Cs thời dại @ khác xa vì họ
    từ giai cấp “bần có nông”
    cướp chính quyền ,nên nói
    về dức dộ thì trong tự diển
    xhcn thực tế hơn nhiều hiền
    triết xưa cổ : có dức thì bốc
    kít mà ăn. kkkkk

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here