Nguyên tắc chia sẻ quyền lợi là giá trị cốt lõi để khai thác sự cống hiến. Công ty cổ phần là một loại chia sẻ quyền lợi, điều đó sẽ dẫn tới chia sẻ trách nhiệm. Người Việt hiện nay đang vướng vào suy nghĩ thiển cận, rằng kẻ giành phần hơn trong miếng bánh sẽ là kẻ giàu có. Điều đó nó dẫn tới tình trạng cấu xé dẫm đạp để tranh quyền đoạt lợi.
Một tỷ đồng lợi nhuận, sếp cạp mất 900 triệu, còn lại chia cho nhân viên trăm triệu. Trong trăm triệu ấy nhân viên chia nhau, họ chỉ đủ sống cơm ngày 2 bữa nên họ không thể có được cuộc sống thoải mái. Kết quả là, nhân viên bất mãn nghỉ việc, công ty xuống dốc và không còn hoạt động nữa. Lúc này ông chủ tham lam chẳng còn một xu để sống.
Cũng 1 tỷ đồng lợi nhuận, nếu chủ khôn, ông ta sẽ chỉ lấy 500 triệu, còn lại chia sẻ lợi nhuận cho nhân viên. Thấy nỗ lực được tưởng xứng đáng, cả khối nhân viên phấn đấu hơn nữa. Kết quả là, năm sau lợi nhuận công ty tăng lên thành 4 tỷ. Thế là chủ được 2 tỷ và nhân viên được 2 tỷ. Công ty cứ thế tăng trưởng doanh số và phát triền bền vững.
Đấy là bài học, muốn tìm kiếm những cái được cho mình thì trước hết phải cho đi. Ta thấy 90% của 1 tỷ thua xa 50% của 4 tỷ. Với người có tầm nhìn xa, họ tính đến giá trị nhận được. Rõ ràng biết chia sẻ lợi nhuận là cách khai thác sự cống hiến. Đây là giá trị cốt lõi mà nhà quản lí cần phải xây dựng. Với người tầm nhìn ngắn, họ tính đến tỷ lệ họ nhận được. Điều đó dẫn tới việc, họ tìm kiếm lợi nhuận bằng sự bóc lột. Đây không phải là cách để phát triển. Tất nhiên, về quản lí, còn có nghệ thuật ứng xử của lãnh đạọ và văn hoá công ty vv…hỗ trợ. Nếu không khí làm việc thoải mái, thưởng phạt nghiêm minh, thì giá trị nhận được từ bộ máy sẽ cao hơn. Có một nguyên tắc chung, hãy cho đi thì sẽ nhận lại nhiều hơn mong đợi. Đó là giá trị bền vững.
Nói đến quốc gia cũng thế. Thuế là nguồn thu chính để chính phủ chi tiêu. Cách đánh thuế cũng rất quan trọng, có cách đánh thuế bảo vệ nền sản xuất, cũng có cách đánh thuế kìm hãm sản xuất. Với Hàn Quốc, ắt họ phải có chính sách thuế hợp lí mới nuôi các Chaebol lớn mạnh như hôm nay. Và chắc họ cũng có chính sách thuế bảo vệ nền sản xuất non trẻ khi nước Hàn Quốc mới bắt đầu công nghiệp hoá. Kết quả, khi nền kinh tế lớn mạnh, tiền thuế đóng góp cho chính phủ chắc chắn là nhiều hơn thuế mà chính phủ Việt Nam thu của dân Việt, mặc dù chính phủ CSVN đánh thuế dân mình rất nặng.
Cũng là thuế, nhưng CS lại chỉ chăm chú làm sao để vét cho sạch túi dân. Thuế nông sản Trung Quốc được áp 0%, còn thuế nội địa đánh trên đầu nhân dân rất nặng. Chiếc ô tô, dân Việt phải bỏ ra số tiền gấp 3 lần xe cùng loại ở Mỹ, trong khi hàng nông sản Tàu không chịu thuế và nó đánh chết nông nghiệp Viêt.
Tầm nhìn ngắn, chăm chăm vào tỷ lệ nhận được để được nhiều hơn kẻ khác mà bất chấp những giá khích lệ. Đấy là tính chất của người Việt Nam hôm nay. Đây là dân tộc tính của người Việt hay do CS nhồi sọ mà thành? Tôi cho là từ nền giáo dục XHCN và tấm gương bẩn của chính quyền. Chính vì thế, Việt Nam cứ luẩn quẩn quanh ao làng mà khó bứt phá lên được./.
Leave a Comment