Nguyễn Quốc Tấn Trung – Luật Khoa |
Theo Dân trí đưa tin, dự kiến chương trình phiên họp tháng 8/2018 cho thấy Ủy ban Thường vụ Quốc hội có buổi thảo luận về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt (đặc khu).
Với động thái này, Luật Đặc khu có vẻ đang trong quá trình được vận động và tuyên truyền để nhất quyết thông qua, thay vì thật sự tiếp nhận ý kiến hay phản biện từ chuyên gia và người dân. Theo đó, các tài liệu được công bố để phục vụ cho việc tiếp xúc cử tri cũng thể hiện nhu cầu “bảo kê” tận răng dự thảo luật chứ không tạo ra một môi trường cởi mở cho những luồng ý kiến trái chiều.
Để tổng hợp ngắn gọn, nhóm tài liệu này đưa ra một số khẳng định về những điều tốt đẹp của đặc khu như:
– “Xu thế phát triển của các đặc khu trên thế giới là hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đơn giản thủ tục hành chính, giải quyết nhanh gọn yêu cầu của nhà đầu tư, người dân theo cơ chế một cửa, tại chỗ”
– “Thu hút các ngành công nghệ cao của các nước phát triển, nhất là phương Tây, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc” (có vẻ cố tình né tránh nhắc đến Trung Quốc)”
– “Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu ngân sách và thu nhập bình quân đầu người”, v.v.
Nhìn chung, đây đều là những luận điểm khá quen thuộc để bảo vệ một dự án kinh tế thông thường. Vì vậy, nếu bạn vẫn còn hoài nghi về dự thảo, chưa biết nên ủng hộ hay không, người viết tin rằng những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn quyết định.
Có cần thiết phải xây dựng đặc khu để phát triển kinh tế hay không?
Chính phủ Việt Nam còn cách nào khác tạo ra các cực phát triển kinh tế mà không cần xây dựng đặc khu không?
Điều gì khiến những phương pháp hiện hữu không hiệu quả bằng đặc khu?
Vì sao ta phải hỏi những câu hỏi này?
Luật hiện hành đã đủ để xây đặc khu kinh tế
Pháp luật hiện hành đã đủ để chính phủ Việt Nam định hướng mô hình phát triển kinh tế quốc gia, không cần đến Luật Đặc khu. Và nếu thật sự chỉ muốn phát triển kinh tế, chính phủ hiện nay đã có đầy đủ công cụ để làm việc. Hãy điểm qua một số công cụ chính.
Chính phủ muốn quyết định chính sách cụ thể và thực tế phát triển kinh tế địa phương, phát triển kinh tế liên vùng? Đã có Luật Tổ chức Chính phủ 2015.
Chính phủ muốn quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng, tỉnh, huyện; quy hoạch phát triển ngành, lãnh vực và sản phẩm? Đã có Nghị định 92/2006/NĐ-CP và Nghị định 04/2008/NĐ-CP.
Thủ tướng Chính phủ muốn toàn quyền xem xét thông qua quy hoạch tổng thể phát triển, hình thành Khu Công nghiệp, Khu Kinh tế; cũng như quyền chấp thuận thành lập chúng? Đã có Nghị định số 29/2008/NĐ-CP.
Chính phủ muốn có thẩm quyền xem xét, thành lập các khu công nghệ cao theo nhu cầu và phương án phát triển kinh tế? Đã có Luật Công nghệ cao.
Vậy nên, khi những người ủng hộ Luật Đặc khu cho rằng luật này là quan trọng, là nhằm phát triển kinh tế, cần nhớ rằng chính phủ có hàng vạn cách để xây dựng Phú Quốc, Vân Đồn và Bắc Vân Phong thành những trung tâm kinh tế lớn mà không cần đến mô hình đặc khu.
Ví dụ, nếu muốn quy hoạch bao nhiêu đất trong khu vực dùng cho mục đích du lịch, bao nhiêu dùng cho dịch vụ dân cư, vị trí xây cảng, vị trí trung tâm du lịch… Thủ tướng Chính phủ chỉ cần dựa vào Luật Đất đai và Luật Tổ chức Chính phủ để xây dựng đề án mô hình phát triển, quy hoạch địa chính tổng thể cho địa phương đó. Quy hoạch của Phú Quốc là một minh chứng cho năng lực này của các cơ quan hành pháp.
Hay nếu muốn xác định một ngành nghề mũi nhọn cho địa phương, như việc mong muốn Bắc Vân Phong tập trung vào “nghiên cứu, sản xuất sản phẩm phần mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm; dịch vụ phần mềm, dịch vụ khắc phục sự cố an toàn thông tin” chẳng hạn, sử dụng Nghị định 92/2006/NĐ-CP cũng đủ sức cho phép chính phủ định hướng chủ trương phát triển và sản phẩm chủ yếu của địa phương. Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Bộ Công thương vừa được công bố gần đây cho thấy tầm ảnh hưởng đương nhiên của các cơ quan nhà nước trong việc xác lập mục tiêu và định hướng ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu để phát triển kinh tế.
Khi cần thiết, chính phủ cũng nắm quyền sinh sát trong việc có nên thành lập những khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp… và những ưu đãi kèm theo. Có thể dùng Nghị định 04/2018/ND-CP quy định về cơ chế, chính sách ưu đãi cho Khu Công nghiệp cao Đà Nẵng để chứng minh cho khả năng tự thân của chính phủ nhằm thành lập những vùng kinh tế trọng điểm mà không cần lá phiếu của các đại biểu Quốc Hội.
So sánh với Thâm Quyến năm 1979 là hoàn toàn khập khiễng
Chúng ta có thể hiểu rõ hơn vấn đề này nếu xem xét chính bản thân các đặc khu của Trung Quốc (mà quan trọng nhất là Thâm Quyến), vốn được các nhà báo quốc doanh và nhóm ủng hộ đặc khu ca ngợi hết lời, và được xem là hình mẫu thành công mà mô hình đặc khu của Việt Nam phải noi theo.
Hãy đặt mình ở Trung Quốc vào năm 1979, khi chủ trương đặc khu kinh tế được Trung Quốc thông qua.
Khi đó, Trung Quốc đã có gần 30 năm thực thi một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp, vốn đã kéo dài từ năm 1949 khi Đảng Cộng sản giành chiến thắng trong cuộc nội chiến trước Quốc dân Đảng. Thời kỳ Cách mạng Văn hoá 1966 – 1976 càng khiến mức độ tập trung hoá cao hơn, tiêu diệt mọi yếu tố sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân. Nói cách khác, trước khi quyết định cải cách kinh tế vào tháng 12/1978 và quyết định mở đặc khu Thâm Quyến vào năm 1979, nền kinh tế Trung Quốc là một nền kinh tế khép kín như Việt Nam thời kỳ trước Đổi Mới năm 1986.
Điều đó có nghĩa là, Thâm Quyến và các đặc khu kinh tế thực sự là thứ hoàn toàn mới mẻ với người Trung Quốc khi đó và hoàn toàn có lý khi tin rằng nó sẽ tạo ra đột phá kinh tế. Nhưng Việt Nam ngày nay không còn là nền kinh tế bao cấp như từ năm 1986 trở về trước nữa, mà đã trở thành một nền kinh tế thị trường, tương tự như Trung Quốc ngày nay.
Về nguồn gốc, đặc khu của Trung Quốc thật ra cũng chỉ là thành quả nghiên cứu rất nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất vốn đã trở thành một phần quen thuộc trong các chương trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa của các quốc gia Đông Á như Đài Loan, Hàn Quốc và Philippines. Việt Nam hiện nay cũng phải có hơn hàng trăm khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao tương tự.
Tính mới của đặc khu Trung Quốc của những năm 1979 thật ra không còn gì mới so với Việt Nam hiện đại ngày nay. Ví dụ, đặc trưng nổi bật nhất của các quy định liên quan đến đặc khu của Trung Quốc chỉ đơn giản là hơi thở của đầu tư nước ngoài. Các văn bản hình thành đặc khu là những văn bản đầu tiên ghi nhận các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được tồn tại trên lãnh thổ Trung Quốc từ năm 1949. Nghe rất hoành tráng đối với Trung Quốc 1979, nhưng so với Việt Nam 2018? Không là gì cả.
Còn điểm khiến hệ thống đặc khu mới này của Trung Quốc vượt trội so với những mô hình khu chế xuất, khu công nghiệp khác tại Châu Á vào năm 1979? Vì chúng mời gọi sự tham gia của giới đầu tư nước ngoài đối với mọi loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh như công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản, xây dựng, nghiên cứu và sản xuất nói chung… thay vì hạn chế một ngành kinh tế mũi nhọn cho mỗi vùng như một số quốc gia khác. Nghe hết sức rộng mở so với một Trung Quốc 1979, nhưng so với Việt Nam 2018 – cũng không là gì cả. Ngoại trừ các ngành dịch vụ theo Cam kết WTO, chúng ta gần như đã mở mọi cánh cửa có thể để thu hút đầu tư nước ngoài đối với sản xuất.
Vấn đề của Luật Đặc khu tại Việt Nam, cuối cùng, là nó không chỉ nhằm phát triển kinh tế, mà rõ ràng muốn tạo ra những đơn vị hành chính tách biệt với phần còn lại quốc gia, cùng mô hình quản lý hành chính riêng, hệ thống quyền giao đất riêng và thủ tục xuất nhập cảnh riêng.
Việc cần đến Quốc Hội, cuối cùng, cũng bởi vì giới lãnh đạo đang có mong muốn tách các đặc khu thành những đơn vị hành chính mới, có quyền tự trị rất cao so với mô hình tổ chức nhà nước truyền thống của Việt Nam. Vì sao điều này lại cần thiết đến thế? Chúng ta cần câu trả lời rõ ràng từ phía những nhà hoạch định chính sách.
Hay huy bo luat dat khu di la vua vy sao kho dan muon doi
noi tom lai chi khi nao chinh phu thoat tau thi duoc ung ho cua toan dan,long dan rat bat man hanh dong cua bon tau lan chiem bien dao dat dai danh pha ngu dan ma chinh quyen khong can thiep nguoi dan vo cung phan no trong luc do chinh quyen lai dan ap nguoi dan chong tau,chinh phu thi nhat thoi,ma long dan van doi chinh phu phai thuan theo long dan cung dan chong lai bon xam luoc
nó gián tiếp xác nhận họ cũng có,, Quyền,, trên đất nước này,
Tôi đã mất hết niềm tin nơi ông Nguyễn Phú Trọng !
Và tôi tin rằng : ông Nguyễn Phú Trọng đã phản bội đất nước VN, phản bội lại Dân tộc VN.
Bài viết rất rõ ràng!
.
Xé vn ra nhiều mãnh dể thi hành hiệp ước thành đô
Mục đích thật việc lập ba đặc khu là gì ? Phải chăng đó là nằm trong lộ trình bán nước ?
Nhìn lại đặc khu BOTENcủa LÀO cho TQ thuê rồi hãy quyết định…
Chung no Chang Nhin dau xa hon ngoai nhung to Dola va Ngan hang cua chung !
Không phải là thừa thải ,chưa có luật đặc khu ,thì bọn tàu đã tràn ngập ,khi có luật đặc khu thi bon chúng sẻ hoạt động hợp pháp hơn .trên toàn đất nước và các vùng trọng yếu , và các khu đất vàng , cknf nguòi dân thì …………!!! ………
Chính xác ; ngẫm lại mà xem, trước khi bấm nút !
Ban nuoc roi tien bo tui !
Nói một cách đơn giản cho người bình dân dễ hiểu là bọn cầm quyền Cộng sản VN đang hợp thức hóa việc bán tổ quốc cho Trung Cộng.
vậy nói như chú Thái Lan,Ấn Độ, Úc,Campuchia bán cho Trung Quốc r hả???
Đặng Hoàng Thạch Mở mắt trước rồi mở mồm sau cũng chưa muộn !
Ngay 10/6, ca nuoc dong long, Gia tre Lon be xuong duong, Hang trieu nguoi Bieu tinh ma ngay hom nay chung van chua Mo mat, van chua Hieu, van Co dam an Xoi,
Me Tien toi ca mat !
Van Chup mu dan la Phan dong !
Trong khi bon chung la nhung ten Phan quoc ! Loai Cho !
Ngoan ngoan nhe con
Ly giai that la sau sac .
Một phân tích rất rõ ràng có chiều sâu. Tôi ủng hộ bạn
Kẻ nào tin những gì Cộng Sản nói là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của Cộng Sản là không có trái tim!