“Trung hoa mộng” và con ễnh ương

- Quảng Cáo -

Fb. Ngô Nhật Đăng|

Năm 2017, đồng nhân dân tệ (Nguyên) của Trung Quốc được chính thức đưa vào giỏ ngoại tệ dự trữ của IMF cùng với 4 đồng tiền trước đó là Dollar Mỹ, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng Yên Nhật.

Nguyên nhân là sau khủng hoảng tài chính ở Mỹ (2007), năm 2008 các nước như Pháp, Đức, Nga, Tầu, Ấn Độ và Brazil đều yêu cầu tăng cường vai trò của một ngoại tệ dự trữ khác để thay đồng USD. Đó là một giỏ có nhiều ngoại tệ do Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF quy định gọi là : “Special Drawing Rights”- SDR tạm dịch Quyền trích xuất đặc biệt.

Trung Quốc từ khi vươn lên hàng thứ hai thế giới về kinh tế (có thể là một cái “bẫy” ngọt ngào) đã có tham vọng dùng đồng Nguyên để thay thế Mỹ kim, đây là một cơ hội khi đồng tiền này được đưa vào rổ SDR. Nhưng kinh tế Trung Quốc liệu có chịu đựng nổi trách nhiệm nặng nề ấy của một ngoại tệ phổ biến hay không ?

- Quảng Cáo -

Từ trước đến nay người ta vẫn quan niệm và ghen tị cho rằng Hoa Kỳ có thể tiêu xài và vay mượn thoải mái là nhờ vai trò của đồng dollar, vì các nước đều mua tiền Mỹ dưới dạng Trái phiếu chính phủ. Và, vì các nước đều mua Trái phiếu Mỹ nên phần lời của nó giảm dẫn đến lãi suất trong nước Mỹ giảm và kinh tế Hoa Kỳ nhờ thế có lợi.

Theo lý thuyết kế toán quốc gia trong cung cầu tư bản thì lại là ngược lại, khi đồng USD được mua ào ạt thì hối suất đô la sẽ tăng làm giới sản xuất bị bất lợi và thất nghiệp có thể tăng. Khi ấy, Mỹ phải ứng phó bằng cách tăng mức tín dụng tiêu thụ hay nâng số vay nợ của nhà nước. Đó là một gánh nặng, bằng chứng là khi tư bản nước ngoài đổ vào Mỹ những năm 2002-2007 giá cổ phiếu và nhà cửa tăng vọt. Khi ấy ai cũng ca tụng khả năng tiêu thụ và công ăn việc làm được tạo ra trong mấy năm thịnh đạt. Thế rồi khi bùng nổ vụ khủng hoảng tài chính năm 2008, sức tiêu thụ sa sút và thất nghiệp tăng đã dẫn tới nạn Tổng suy trầm.

Chỉ có thể kiềm chế tình trạng này bằng chính sách kiểm soát tư bản tức là từ bỏ vị trí “Ngoại tệ dự trữ” của đồng dollar. Nhưng Mỹ đã không từ bỏ trách nhiệm này, không phải quốc gia nào cũng chịu nổi. Một thí dụ: Năm 2011 Tàu ào ạt mua đồng Yên để hạ thấp vai trò của USD, Nhật phản ứng dữ dội và tung tiền mua dollar Mỹ để trung hòa tức là đẩy lại cái trách nhiệm ấy cho Mỹ, một quy tắc tối thiểu của “kế toán quốc gia”.

“Trung Hoa mộng” hay “Made in China 2025” chính là “kế toán quốc gia”, Tàu hoang tưởng rằng mình đủ sức thay thế Hoa Kỳ trong lĩnh vực tư bản để cho các nguồn tư bản ngoại quốc có thể chảy vào hay rút ra mà vẫn chịu đựng nổi. Nhưng thực tế thì sao? Chỉ một vài “đòn” của tay cao bồi Mỹ, gã “quân tử” Trung Hoa đã khốn đốn, chứng khoán đỏ lòm khắp các sàn giao dịch, hơn 4 ngàn tỷ dollar bốc hơi không tăm tích một cách khó hiểu. Chú Chiệc đang hoảng loạn.

AFP PHOTO / GREG BAKER

Trong Đông Chu liệt quốc kể chuyện một ông vua đi đánh trận, thấy một con ễnh ương ngồi bên vệ đường đang phồng mang trợn mắt kêu “uôm uôm”, ông vua bước xuống xe lạy con ễnh ương 3 lạy, tướng sỹ thắc mắc thì vua trả lời rằng con ễnh ương có hào khí lẫm liệt, tướng sỹ thấy mình không bằng con ễnh ương thì xấu hổ và trận ấy đã cố gắng toàn thắng.

Con ễnh ương Tàu cũng đang phồng mang trợn mắt, nhưng kết cục lại giống câu chuyện khác: Con ễnh ương thi với con bò xem con nào to, mỗi lần kêu nó to lên một chút, đến khi to bằng còn bò thì…BÙM !!! Tan xác chú ễnh ương./.

- Quảng Cáo -

3 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here