Bê bối gian lận thi cử và những “căn bệnh trầm kha” của nền giáo dục VN!

Phùng Xuân Nhạ
- Quảng Cáo -

Song Chi – RFA

Dư luận những ngày qua vô cùng phẫn nộ với vụ gian lận thi cử trong kỳ thị THPT quốc gia năm 2018 tại Hà Giang, Sơn La. Nhưng thật ra vụ bê bối này chỉ là một sự việc bị đổ bể, trong lúc có thể còn rất nhiều vụ gian dối dạng này dạng khác chưa bị khui ra, cũng giống như khi một quan chức VN nào đó bị bắt vì tội tham nhũng, người ta thường nói một cách chua chát “tay này không may bị lộ đấy thôi”! Và tình trạng gian dối, nâng điểm ở Hà Giang, Sơn La chỉ là hệ quả của cả một nền giáo dục thối nát và một xã hội bị băng hoại về đạo đức dưới chế độ độc tài do đảng cộng sản lãnh đạo suốt bao nhiêu năm qua.

Từ lâu chúng ta đã nói đến những “căn bệnh” trầm kha của giáo dục XHCN ở VN.

1. Một nền giáo dục không có triết lý giáo dục.

- Quảng Cáo -

Nếu như ở miền Nam dưới chế độ VNCH trước đây triết lý trong giáo dục là “nhân bản-dân tộc-khai phóng”, “…lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng hay tổ chức nào… Nói rõ hơn nền giáo dục miền Nam lấy quyền con người, quyền dân sự và lấy với bản Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền làm nền tảng để xây dựng con người” (“Ưu việt của giáo dục miền Nam”, tác giả Nguyễn Quang Duy, BBC). Trong khi đó, nền giáo dục XHCN không có triết lý mà chỉ có mục tiêu giáo dục.

Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khoá VIII, “nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật ; có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên như lời dặn của Bác Hồ.” (“Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000”, báo Điện tử Đảng Cộng sản VN)

Điều 2 Luật Giáo dục cũng quy định : “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Nghe rất dài dòng và đầy…tính chính trị!

Ngay từ khi mới thành lập chế độ, đảng và nhà nước cộng sản đã xem giáo dục là một phương tiện, công cụ để đào tạo con người trung thành với đảng, với chế độ. Giáo dục, cũng như mọi lĩnh vực khác trong xã hội, phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước về nội dung chương trình, sách giáo khoa, cách đào tạo, giảng dạy…, phải thực hiên mục tiêu tuyên truyền cho đảng và nhà nước. Từ những bài thơ, văn tuyên truyền ngây ngô về sự vượt trội của các nước XHCN cũ đứng đầu là Liên Xô so với các nước tư bản, về “cuộc kháng chiến thần thánh” của đảng “ta” và tội ác kinh tởm của Mỹ ngụy, những huyền thoại không có thật hoặc được tô vẽ, thổi phồng lên như Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Bé, Tô Đình Diện…trước đây, cho tới tận bây giờ, những sự thật về cuộc chiến tranh VN, cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979, hải chiến Hoàng Sa-Trường Sa, nguyên nhân sụp đổ của các nước XHCN v.v…vẫn không được cập nhật và giảng dạy cho học sinh, sinh viên.

Trong một nền giáo dục như vậy, tất nhiên không có chỗ cho sự tự do, dân chủ, cho mọi suy nghĩ, phát biểu đi ngược lại với ý đảng và nhà nước. Hệ quả là đào tạo ra những lớp người bị nhồi sọ một chiều, hoặc thiếu tính độc lập trong tư duy!

2. Một nền giáo dục nhồi sọ. 

Nhồi nhét kiến thức, trong đó khá nhiều kiến thức vô bổ, mà không dạy những kỹ năng cơ bản như suy luận, nói và thuyết trình trước đám động, kỹ năng học và làm việc chung với người khác, với nhóm v.v…Mới đây, nhìn vào những câu hỏi trắc nghiệm thi môn Toán kỳ thi TNPT năm 2018, ngay cả các giáo viên Toán cũng cho là quá nhiều, không kịp thời gian để suy nghĩ và trả lời, còn người ngoài nhìn vào thì hết hồn vì môn Toán của học sinh VN! Trên thực tế, học sinh đã phải cố nhồi nhét hàng đống kiến thức vào đầu để trả nợ qua các kỳ thi, còn sau đó là quên hết, và trong cuộc sống sau này phần lớn những kiến thức thời phổ thông đó không hề được áp dụng!

3. Chỉ dạy chữ mà không dạy làm người, trọng bằng cấp hơn kiến thức thật.

Mục đích của việc dạy và học là để có bằng cấp ra xin việc làm, còn với thành phần con em cháu cha, công chức cán bộ đi học thêm thì bằng cấp là để “cơ cấu” vào chỗ này chỗ kia, để “thăng quan tiến chức”. Xã hội VN dưới chế độ cộng sản là một xã hội chạy theo bằng cấp, sính bằng cấp, điều đó vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nền giáo dục XHCN này. Cứ nhìn bao nhiêu chính khách, quan chức VN, người nào cũng bằng cấp đầy mình, nhưng năng lực thì kém, mở miệng ra thì thiếu hiểu biết, dốt nát, cứ như người ở…hành tinh khác!

4. Chạy theo thành tích, chạy theo điểm số.

Học sinh chạy theo điểm, thầy cô và nhà trường chạy theo thành tích của nhà trường, phụ huynh thì chạy theo những cái tên trường chuyên, trường điểm, lớp chuyên, trường quốc tế…để chọn trường, chọn lớp cho con. Từ đó mà sinh ra bao nhiêu tệ nạn, nào “chạy” trường, “chạy” bằng, nâng điểm, “đổi tình lấy điểm” hay gian lận trong thi cử…Hệ quả thứ nhất là con người chỉ trọng bằng cấp và danh xưng bên ngoài hơn là năng lực thật sự của một cá nhân; hậu quả thứ hai là xã hội “thừa thầy thiếu thợ” vì ai cũng muốn có bằng, không ai muốn làm thợ, cho dù tốt nghiệp Cử nhân, thậm chí Thạc sĩ ra cũng thất nghiệp đầy rẫy.

Hậu quả nghiêm trọng hơn là sự dối trá đã trở thành bình thường từ trong nhà trường ra tới ngoài xã hội. Từ “đạo” văn, ăn cắp công trình chất xám, bản quyền trí tuệ hay tác phầm nghệ thuật của người khác, xài bằng giả v.v…

5. Không dạy cho học sinh những giá trị căn bản của quyền Con người, quyền dân sự, những giá trị của Tự Do, Dân chủ, đa nguyên đa đảng…Bởi vì nó là nền giáo dục của một chế độ độc tài.

6. Một nền giáo dục thiếu vắng lòng khoan dung, vị tha, khả năng chấp nhận những sự khác biệt.

Có hai nguyên nhân: thứ nhất, xã hội VN vốn 98-99% là người Việt, cho dù có các sắc tộc thiểu số thì người Kinh vẫn chiếm đa số, và các sắc tộc thiểu số, theo một nghĩa nào đó thì vẫn là “người VN, sống lâu đời trên đất VN”, không có các cộng đồng nhập cư mới với ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo… khác hẳn đến sinh sống như Mỹ, Úc, Canada hay nhiều nước ở châu Âu, từ đó người dân học được cách chấp nhận, sống chung và tôn trọng những sự khác biệt. Người Việt không có được trải nghiệm này.

Thứ hai, giáo dục VN, sản phầm của một chế độ độc tài sinh ra từ bạo lực, tồn tại và sống còn nhờ bạo lực, một chế độ luôn phân biệt “địch, ta”, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù và không chấp nhận bất cứ sự khoan dung, khác biệt nào, tất nhiên giáo dục cũng không thể khác! Cứ nhìn lại những nội dung giảng dạy tràn ngập lòng hận thù đế quốc Mỹ, hận thù giai cấp…được tiêm vào đầu trẻ em ngay từ lúc còn ở bậc Tiểu học là thấy!

7. Cuối cùng, một nền giáo dục hoàn toàn không có sự công bằng và bình đẳng.

Vụ nâng điểm cho những học sinh có tiền, con em cháu cha, cướp đi cơ hội được vào đại học của những em học sinh nghèo nhưng học hành đàng hoàng ở Hà Giang, Sơn La, là một ví dụ về sự thiếu công bằng trong hệ thống giáo dục ở VN.

Sự khác biệt quá lớn giữa môi trường, điều kiện học tập tại các ngôi trường ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội với các tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa, giữa trường chuyên, trường chọn, trường quốc tế…các kiểu với trường bình thường đã tạo ra sự bất bình đẳng ngay từ môi trường giáo dục đối với học sinh, sinh viên.

Với một nền giáo dục đầy “khuyết tật”, đầy những “căn bệnh” trầm kha như vậy, không lạ gì đạo đức xã hội VN ngày nay bị “xuống cấp” nghiêm trọng. Sự tử tế, lương thiện, liêm sỉ, lòng tốt, cái đẹp…ngày càng hiếm hoi trong lúc những sự không tử tế, bất lương, vô liêm sỉ, cái xấu, cái ác…ngày càng tràn lan như cỏ dại. Và cũng không lạ gì trước những scandal “khủng” như vậy của ngành Giáo dục, ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ không hề có một lời xin lỗi hay từ chức, cũng giống như Bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trước kia với hàng loạt vụ bệ bối trong ngành Y hay các quan chức, chính khách khác của VN! Làm gì có cái gọi là lòng tự trọng, liêm sỉ ở họ!

- Quảng Cáo -

46 CÁC GÓP Ý

  1. Nếu bạn để chính phủ Cộng Sản Việt Nam điêù hành sa mạc Sahara, chúng sẽ đi nhập khẩu cát! Giáo dục không thể nào thành công và phát triển dưới chế độ cộng sản tà quyền !!!

  2. Vậy chớ thời VNCH, đi học trường công có đóng học phí bao giờ đâu, mà chất lượng dạy và học vẫn ngon lành. Có ai ca cẩm gì đâu ? Đồ thứ sàm xí đú mà cũng làm “bộ…trưởng”!?

    • Thời đó, thi đậu vào lớp 6 trường công vinh dự lắm, còn tư thục thì học phí tạm gọi là tượng trưng, lên đại học thi tuyển đa số có học bổng để ra công chức, đại học Luật Văn khoa chỉ đóng niên liễm chút đỉnh … Đại học tư như Vạn hạnh … vẫn không là bao so với bi giờ … Chất lượng thì OK !!! ???

    • Vô-tư Lười , bạn nhắc cho tui nhớ đến chuyện đóng “niên liễm”. Gần năm chục năm mới có người nhắc lại chuyện này ! Cám ơn bạn rất nhiều !

    • Vô-tư Lười Đừng kể ra nhiều quá ,làm nhức đầu cái thằng Phùng Xuân Nha đầu bùôi này ,nó có đi học đâu mà biết chuyện đó ,nhà gần cầu tiêu xa trường học nên bố mẹ ngày ngày dắt đến cầu tiêu thì kêu nó vào đó ngồi hết giờ về nhâ ăn cơm ,nhưng có bao giờ nó ăn cơm nhà đâu,vì trong cầu tiểu có những thứ nó thích ăn rồi

  3. Từ ngày Đảng CS do Hồ CM đem vào VN là gian dối, xảo trá, lường gạt không có cái gì minh bạch cả. Bình dân giáo dục còn gian lận nói chi đến thì cử

  4. Thằng mặt thớt này. Mày còn muốn ăn ca cưt nữa hay sao. Mà còn nói học phí thấp ngày trước tụi tao ĐI học có tốn một đồng học phí nào đâu mà có ai ngu đâu

    • Tự mình vả vào mặt mình, chính ông ta cũng học ở thời kỳ hoc phi thấp nên ông ta mới nói vậy! À quên hay là ô ta “nói cạnh ” ai nhỉ ?

  5. Thằng ML này mà ở bên tư bản nó thịt . À mà ở bên đó với trình độ cũng như trí thông minh của thằng này chắc vào viện tâm thần ăn trợ cấp .

  6. Lúc tôi đi học 12 năm Văn hóa & 3 năm nghề nghiệp không hề đóng một đồng nào cả mà còn nhận thêm học bỗng nữa kìa . Tối thật là may mắn lắm lắm …!

  7. Đất nước người ta đi học không tốn một đồng, mà toàn là những người thành công không.. Chỉ có Việt Nam là không tiền thì không biết chữ.. Nhục nhã làm sao..

  8. BT . Nhạ đừng quên ông là bt GIÁO DỤC nghe. bt GD sao ăn nói thua cả bà bán tôm +cá vậy .Nếu làm ko được thì nên LUI để người khác có kiến thức lên ,Đừng ngồi choán chỗ, còn nêu GIÁ CẢ .Hay vì giá cả nầy mà ông cho gian lận thi cử để kiếm tiền ?

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here