Nói đến chính trị là nói đến quyền lực công. Mà quyền lực công là gì? Quyền lực công là quyền lực nhà nước và quyền lực nhân dân được hiến định và đảm bảo sự thực thi của nó dưới sự điều khiển của một nhà nước.
Như vậy, người làm chính trị, nói cho cùng, họ là những người hành động nhằm mưu cầu cho mình quyền một mức độ quyền lực nào đó trong bộ máy nhà nước. Và dân biết quan tâm đến chính trị, thì nói cho cùng là dân biết đòi hỏi nhà nước phải thừa nhận quyền lực của mình bằng bản hiến pháp, và nhà nước phải thực thi đúng với những gì hiến pháp đã định.
Hiến pháp đúng nghĩa, nó là một bản khế ước xã hội, tức bản “hợp đồng giữa nhà nước và toàn dân” nhằm phân chia quyền lực giữa 2 bên. Nhà nước cần phải thực thi đúng pháp luật thì mới có nhà nước pháp quyền. Mà để đảm bảo tính pháp quyền trong nhà nước thì phải đảm bảo 2 yếu tố, thứ nhất là phải phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước, thứ nhì là trao quyền lực cho nhân dân.
Ở Việt Nam, cả phân quyền cũng không và trao quyền lực cho nhân dân cũng không nốt. Chính vì thế đất nước nằm gọn trong tay một nhóm thiểu số. Điều này là vô cùng nguy hiểm. Khi số phận cả một dân tộc nằm trong tay nhóm thiểu số mà chính nhân dân lại không có chút quyền lực gì, thì nhân dân hoặc chỉ là đối tượng khai thác hoặc là một món hàng của nhóm thiểu số đó, hoặc cả 2 – vừa là đối tượng khai thác vừa là món hàng để đem bán. Và thực tế là như vậy.
Leave a Comment