Lần một, chúng tôi năm người ở chung một phòng khách sạn. Sau giờ cơm tối, anh Hùng mở tivi xem bóng đá, hai đội Tây Ban Nha đá chậm và chán. Anh Hải đi qua, chê là bóng đá Tây Ban Nha không thú vị, ngoại hạng Anh coi hấp dẫn hơn. Anh Hùng lập tức cãi, anh bảo trận Real Madrid- Barcelona hay nhất hành tinh thì đương nhiên La Liga của Tây Ban Nha cũng là nhất. Anh Hải ôn tồn phản đối, rằng không thể lấy một trận chất lượng tốt để bào chữa cho cả giải đấu. Cứ nhìn sang Anh, trận nào cũng sôi nổi, tốc độ cao, cho nên bóng đá Anh hay hơn nhiều. Tôi hùa vào anh Hải, bảo là bên Anh có những nghiệp đoàn bóng đá, cầu thủ yên tâm nên không ngại va chạm chấn thương, cho nên trận nào cũng đá hết mình. Thấy một miệng không địch lại được hai miệng, anh Hùng vẻ giận dỗi: Hai người không coi để yên cho tôi coi.
Lần thứ hai, lần này xung quanh chủ đề báo chí- cái nghề mà cả ba chúng tôi đều mang lấy vào thân. Trong chuyến xe đi từ Vũng Tàu về Sài Gòn, vẫn là anh Lê Anh Hùng- anh Chu Vĩnh Hải và tôi. Anh Hùng mở lời trước, nói về những dự án kinh tế ở miền Trung, nhất là ở quê Hà Tĩnh của chúng tôi. Anh Hùng bảo, những dự án kinh tế Trung Quốc làm ở đó có công nhân là lính quân đội Trung Quốc, thực chất không phải là kinh tế mà là âm mưu chính trị, Trung Quốc dùng làm để âm mưu thâu tóm Việt Nam, anh Hùng phải viết để đấu tranh cho tỉnh nhà. Anh Hải xua tay gạt đi. Vốn phong cách BBC, nghĩa là đơn giản, ngắn gọn và không suy đoán, anh Hải nói là anh Hùng đừng gán ghép mọi chuyện với chính trị. Đến đây, anh Hùng hỏi lại anh Hải: “Anh đã đi vào Vũng Áng lần nào chưa mà nói?”. Tất nhiên là chưa. Trên cả chiếc xe, có nhiều nhà báo nhưng chỉ có anh Hùng là đã đích thân đến thực địa Vũng Áng và quan sát, chỉ có anh Hùng lặn lội đến khu cộng nghiệp để nắm tình hình. Hồi đó thảm họa môi trường Formosa chưa diễn ra. Anh Hải lớn tuổi, lại là bậc đàn anh báo chí nhiều kinh nghiệm nhất, cảm thấy câu hỏi của anh Hùng như đánh đố, nên bực bội mà nói:
- Chú suy diễn không có cơ sở.
- Chắc chắn là Trung Quốc dùng Hà Tĩnh để lấn đất- anh Hùng cãi.
- Thôi, chú im đi, đừng có nói nữa. Anh Hải tỏ ra bực bội thật sự với anh Hùng.
Thấy không thuyết phục nổi nhà báo chuyên nghiệp, và cả tôi nữa vốn có quan điểm quản lý báo chí giống anh Hải, anh Hùng thất vọng quay mặt ra cửa sổ, làm im trên suốt quãng đường ngắn còn lại. Một cuộc tranh luận về báo chí diễn ra như vậy.
Mấy tháng sau chuyến đi Bình Châu-Vũng Tàu đó thì xảy ra thảm họa môi trường do tập đoàn Formosa gây ra. Quê hương Hà Tĩnh của chúng tôi tan nát, cá chết hàng loạt trắng bờ biển, không ai còn dám ăn cá biển, thợ lặn xuống biển xem ống xả thải của Formosa thế nào thì cũng nhiễm độc mà chết theo. Một mình Formosa gan hùm gan báo cũng không dám làm chuyện đó nếu không được giật dây. Đến đây, mọi người nhớ lại lời nói của nhà báo Lê Anh Hùng. Anh đã nói đúng và nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, trong khi nhà báo Chu Vĩnh Hải và tôi không thể tiên liệu được một thảm họa ghê gớm như vậy phải là do chính trị gây ra và sẽ xảy ra.
Ngày 5 tháng 7 năm 2018, nhà báo Lê Anh Hùng bị bắt, mọi người ai nấy đều thương anh. Chúng tôi nhớ về anh Hùng như một người cô độc nhưng có ý chí kiên cường. Hồi đó, khi ghé thăm nhà một người thân ở Hồ Tràm, trong lúc mọi người mệt thì ngồi trong nhà và uống nước, ăn trái cây và nằm nghỉ, riêng một mình anh Hùng lặng lẽ cầm máy quay đi ra phía khu du lịch. Anh chụp hình xung quanh, hỏi từng người dân quanh đó là resort này do người Việt Nam hay người Trung Quốc làm chủ, có gây hại gì cho cuộc sống của bà con không…
Tôi thích, nhưng không thể đọc được, bọn mọi nó chặn rồi .
vào chplay tải pvn về là xem ok
Tên dúng như người “Anh Hùng”.
rất rất nhiều người biết như anh
nhưng vì họ tên hèn nên im lặng.