Nếu vì môi trường, thì đây là những địa chỉ cần tăng thuế

- Quảng Cáo -
“Tôi đồ rằng họ viện cớ bảo vệ môi trường để tăng thuế xăng dầu, thứ nhiên liệu thiết yếu giống như… nhu yếu phẩm. Bởi, nếu thực sự vì môi trường, thì trước tiên cần hủy ngay những dự án nhiệt điện than công nghệ Trung Quốc”.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa thừa lệnh Thủ tướng Chính phủ ký tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Nghị quyết về Biểu thuế bảo vệ môi trường, trong đó có đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu lên kịch khung. Theo đó, thuế bảo vệ môi trường với xăng sẽ tăng từ 3.000 đồng/lít lên mức kịch khung cho phép là 4.000 đồng/lít. Dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên kịch trần 2.000 đồng/lít…
Nếu thực tâm vì bảo vệ môi trường, thì…
Trong một trao đổi với phóng viên Việt Nam Thời Báo vào chiều ngày 5-7, bà Nguyễn Thị Nghiệp, cử nhân Sinh Hóa của trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM, nói rằng đâu chỉ nhiệt điện than mà Trung Quốc đang đầu tư ở Việt Nam, ngay cả lò luyện thép công nghệ lạc hậu ở Formosa Hà Tĩnh cũng đang góp phần hủy diệt môi trường của Việt Nam. Các dự án Bauxite ở Tây Nguyên cũng nằm trong danh sách đó.
“Không thể đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than do Trung Quốc đang gây ô nhiễm ở Bình Thuận, ở Trà Vinh; cũng không thể đóng cửa Formosa Hà Tĩnh hay Nhà máy Giấy Lee & Man Hậu Giang, tuy nhiên nếu thực tâm bảo vệ môi trường thì vẫn có thể đánh sắc thuế môi trường vào việc sản xuất gây ô nhiễm của các doanh nghiệp này.
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Tỉnh Bình Thuận đang hoạt động. Ảnh: Vietnam Finance
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Tỉnh Bình Thuận đang hoạt động. Ảnh: Vietnam Finance
Tôi đồ rằng họ viện cớ bảo vệ môi trường để tăng thuế xăng dầu, thứ nhiên liệu thiết yếu giống như… nhu yếu phẩm. Bởi, nếu thực sự vì môi trường, thì trước tiên cần hủy ngay những dự án nhiệt điện than công nghệ Trung Quốc đang lăm le đầu tư vào Việt Nam”. Bà Nguyễn Thị Nghiệp, nói.
Vẫn theo bà Nghiệp, tạm gác qua yếu tố công nghệ lạc hậu mà Trung Quốc đang cố tình đưa sang Việt Nam, thì theo tính toán, ngành vận tải không phải là ngành thải ra khí nhà kính lớn nhất. Ngành này thậm chí còn thải ra chất thải thấp hơn bình quân chung của nền kinh tế. Ngành thải ra khí nhà kính lớn nhất chính là công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó là xuất khẩu, sản xuất hàng xuất khẩu thải ra khí nhà kính chiếm 51% tổng phát thải. Trong đó, sản xuất hàng xuất khẩu cơ bản thuộc lĩnh vực FDI, chiếm 73%.
Như vậy xét tác động môi trường từ xăng dầu so với lãnh vực khác, thì rõ ràng trước khi tăng thuế bảo vệ môi trường xăng dầu phải tăng thuế môi trường với doanh nghiệp FDI, với công nghiệp chế biến…
Lệ thuộc đồng vốn Trung Quốc?
Tiếp ý của bà Nghiệp, từ góc nhìn của một chuyên gia về môi trường, bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), nói rằng sở dĩ khó thể sử dụng chính sách thuế để điều chỉnh việc giảm thiểu công nghệ gây ô nhiễm vì sự lệ thuộc vào đồng vốn do Trung Quốc đổ vào Việt Nam.
“Mặc dù Việt Nam đã có nhiều “trái đắng” từ công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm của Trung Quốc nhưng vẫn không thể tránh được, vì thông thường các khoản vốn thường đi kèm với điều kiện về sử dụng công nghệ của nước cấp vốn và khi nguồn vốn được vay từ các tổ chức tín dụng Trung Quốc thì nhà thầu sẽ là nhà thầu Trung Quốc. Thực tế cho thấy, so sánh về tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của các tổ chức tài chính quốc tế, thì các tổ chức tín dụng của Trung Quốc được đánh giá thấp về chuẩn mực này, và khi thực thi thì cũng là một khoảng trống nữa so với chính sách. Có lẽ vấn đề tồn tại này những bên có liên quan trực tiếp hiểu rõ nhất và chỉ họ mới trả lời rõ ràng được.
Còn qua quan sát thì nhiều người cho rằng vấn đề này do nhiều yếu tố ảnh hưởng trong đó có vấn đề quy trình và thủ tục đấu thầu chọn giá rẻ. Vì vậy khi vay tiền từ Trung Quốc thì chúng ta biết trước sẽ nếm trái đắng, nhưng tại sao thì chỉ có những người làm mới trả lời rõ ràng được”, bà Ngụy Thị Khanh nói.
Một quan sát của người viết đã cho thấy với việc Nhà máy Giấy Lee & Man Hậu Giang đã được Nhà nước Việt Nam chấp nhận cho sản xuất, với cùng một nhà máy nhiệt điện than đi kèm, đã khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc không chỉ kéo sang Việt Nam để nhập thầu giấy bao bì, mà còn tìm cách liên doanh để sản xuất bột giấy tái chế. Điều đó có nghĩa giờ đây Trung Quốc đã dịch chuyển bản đồ sản xuất gây ô nhiễm từ Trung Hoa đại lục sang Việt Nam.
Toàn cảnh nhà máy giấy Lee & Man. Ảnh Trung Chánh
Phía Hiệp hội Giấy và Bột giấy của Việt Nam đã làm một điều tra cho thấy nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam để sản xuất bột giấy tái chế bằng cách đánh tơi giấy phế liệu thành bột, rồi qua các quá trình sàng lọc rồi xeo thành tấm, cuộn hay ép thành khối bột rồi xuất về Trung Quốc. Như vậy, bột giấy sạch được đưa về Trung Quốc còn rác ở lại Việt Nam.
Hiệp hội Giấy và Bột giấy cho rằng, việc đầu tư sản xuất bột giấy tái chế để xuất khẩu có tác động rất xấu và gây nguy hại rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam, vì sẽ làm giảm cơ hội xuất khẩu giấy thành phẩm làm bao bì sang Trung Quốc. Hiện giấy do các doanh nghiệp FDI sản xuất ra cũng sẽ tập trung tiêu thụ ở thị trường nội địa, làm cho các doanh nghiệp Việt Nam khó giữ được thị phần và mất cơ hội đầu tư quy mô lớn, hiện đại.
“Tôi tin chắc ngành thuế và ngành hải quan (cùng thuộc Bộ Tài chính) biết rất rõ từng doanh nghiệp Trung Quốc đang sản xuất bột giấy tại Việt Nam. Tại sao Bộ Tài chính không áp sắc thuế môi trường vào các doanh nghiệp sản xuất này?”. Bà Nguyễn Thị Nghiệp đặt câu hỏi.
Đánh thuế vào các cây xăng đường phố để ‘khỏi mích lòng’?
Tính toán nhu cầu về năng lượng cho một đơn vị tăng lên của sản phẩm cuối cùng, bà Nguyễn Thị Nghiệp nhận thấy lượng phát thải CO2 bình quân cho một đơn vị sản phẩm cuối cùng của Trung Quốc đang cao hơn Việt Nam khoảng 26%. Hầu hết các ngành Trung Quốc có lượng phát thải CO2 cao hơn Việt Nam, trừ ngành xây dựng. Do vậy, khi thu hút FDI Trung Quốc trong hầu hết các ngành, cần phải kiểm tra quy trình xử lý chất thải nghiêm ngặt.
Dư luận đã nói nhiều về việc viện trợ, mua bán với Trung Quốc đi liền với đút lót, hối lộ. Phần nhiều ở những nước như… Việt Nam, quyền lực nằm trong tay những chính khách lớn, những người có chức có quyền. Do đó, Trung Quốc chỉ cần đút lót cho những người này thì muốn làm gì cũng được.
Chính lẽ đó nên không mấy kỳ vọng vào những quan chức trong nội các của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ biết phải đánh thuế môi trường thật mạnh vào những địa chỉ nào, ngoài các cây xăng trên đường phố./.
- Quảng Cáo -

12 CÁC GÓP Ý

  1. Cũng khá dễ hiểu. Ta cứ nghĩ vậy cho gọn:
    Trong nhà nuôi một thằng nghiện hút thì khi vã thuốc thì nó sẽ kiếm đủ mọi cách để mòi tiền. Kể cả mòi theo cách bẩn thỉu nhất và tất nhiên, nhà đó chả bao giờ khá nổi cả.

  2. Mẹ nó khôn nhà dại chợ toàn ức hiếp dân tại sao các nhà máy nhiệt điện fomosa các nhà máy sx giấy của tq gây ô nhiễm sao không giải quyết đi mẹ lợi đâu đéo thấy tối ngày phải cử người xuống quan trắc toàn chạy theo đuôi người ta chỉ hà hiếp dân là giỏi khốn nạn

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here