2 trận mưa gậy sắt và gậy gỗ.
Các công ước quốc tế mà chính phủ Việt Nam đã tham gia và đã ký kết:
1/ Công ước Geneva về bảo hộ thường dân trong chiến tranh. Việt Nam gia nhập Công ước vào ngày 5/6/1957.
2/ Công ước Geneva về tù binh. Việt Nam gia nhập công ước vào ngày 5/6/1957.
3/ Công ước Geneva về thương và bệnh binh. Việt Nam gia nhập Công ước vào ngày 5.6.1957.
4/ Công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em. (Việt Nam đã tham gia và là nước thứ 2 trên thế giới và nước đầu tiên ở Châu Á đã phê chuẩn Công ước này (20/2/1990) mà không bảo lưu điều nào).
5/ Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. (Việt Nam gia nhập công ước theo quyết định phê chuẩn của chủ tịch nước ký ngày 28/7/1995).
6/ Ngày 27/11/1981, Việt Nam ký Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; tháng 2/1982 chính thức phê chuẩn Công ước này.
7/ Ngày 24/9/1982, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội và Công ước quốc tề về các quyền dân sự chính trị (1966).
8/ Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp.
9/ Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước chống tra tấn). Và công ước về Quyền của người khuyết tật. Tham gia năm 2013.
Ngày 7 tháng 11, 2013 Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ra thông cáo báo chí cho biết Việt Nam đã trở thành thành viên mới nhất của Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn và những hình phạt hoặc sự đối xử tàn ác, hạ nhục nhân cách (gọi tắt là UNCAT). https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-ky-tha…/1786746.html
Với 100% đại biểu tán thành, sáng 28/11/2014, Quốc hội đã thông qua hai nghị quyết phê chuẩn công ước Liên hiệp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, và công ước về quyền của người khuyết tật. Trước đó, Việt Nam đã ký tham gia công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người tại New York ngày 7/11/2013.
Thông qua nghị quyết phê chuẩn công ước về quyền của người khuyết tật mà Việt Nam đã ký tham gia ngày 22/10/2007 tại trụ sở Liên hiệp quốc tại New York, Việt Nam cam kết thực hiện công ước này trên tất cả các lĩnh vực. Quốc hội nhất trí bổ sung quy định Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.
Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện công ước, còn Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội được giao giám sát việc thực hiện nghị quyết.
Đặc biệt:
Công ước CITES. CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) là Hiệp định giữa các chính phủ. CITES được ký tại Washington DC., Hoa Kỳ vào ngày 3/1973, và có hiệu lực vào ngày 1/6/1975 CITES. Qua 35 năm, hiện nay CITES là một trong những Công ước có số thành viên lớn nhất, 173 nước thành viên vào tháng 6 năm 2008..
Việt Nam trở thành thành viên thứ 121 của CITES vào ngày 20/01/1994. Để thực hiện CITES Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
Thế nhưng quan chức, nhân viên ở các đại sứ quán vẫn buôn lậu sừng tê giác, ngà voi, vi cá mập. Mới đây, Sáng 24/1, Hạt Kiểm lâm Móng Cái (Quảng Ninh) đã phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành tiêu hủy 2 cá thể chim cú và 2 cá thể chim diều hoa không rõ nguồn gốc.
Thêm nữa: Theo sử gia Douglas Pike trong tài liệu “The Viet Cong strategy of terror, (chiến lược khủng bố của việt cộng)” thì từ 1962 đến 1969, Việt Cộng (bao gồm Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và lực lượng bộ đội chính quy miền Bắc) đã tạo ra 142,746 vụ khủng bố. Từ 1957 đến 1960, lực lượng VC đã khủng bố và giết hại 21,934 thường dân, bắt cóc 33,020 người.
Và nay, hành vi khủng bố dân thường vẫn tiếp tục tiếp diễn bởi sự chỉ đạo của đảng cộng sản. Tội ác vẫn tiếp diễn và thách thức lương tri nhân loại.
Leave a Comment