Nền kinh tế “phá sản theo nhiệm kỳ”

Ông Vương Đình Huệ, Phó Thủ tường CSVN, phát biểu tại hội thảo "Nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững trong bối cảnh mới ở Việt Nam" do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội tổ chức hôm 10/6/2018. Ảnh: Truyền hình Sóc Trăng
- Quảng Cáo -

Tân Phong – Việt Tân

“Lo ngại” hay “định hướng dư luận”?

Ngày 10/6 vừa qua, trong Hội thảo khoa học Củng cố và tạo lập nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững trong bối cảnh mới của Việt Nam, ông Vương Đình Huệ bày tỏ về lo ngại của giới chức CSVN về “chu kỳ khủng hoảng 10 năm” đối với nền kinh tế Việt Nam với lý do là “độ mở kinh tế lớn” và “ảnh hưởng khó lường trong quan hệ giữa các nước và cuộc cách mạng 4.0”. Ông Huệ đưa dẫn chứng cho “lo ngại” nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu với kim ngạch lên tới 193% GDP vào năm 2017, sẽ bị ảnh hưởng nhiều nếu có biến động trước bất ổn thế giới.

Là một phó thủ tướng, xuất thân từ ngành tài chính và kiểm toán nhà nước, với rất nhiều học hàm, học vị thường thấy ở các quan chức cộng sản, ông Huệ được coi người có trình độ chuyên môn cao trong giới “tinh hoa Ba Đình”. Có thể hiểu, “lo ngại” của ông Huệ như một “dự báo” nền kinh tế Việt Nam nhiều khả năng, sẽ “khủng hoảng theo chu kỳ” và điểm rơi vào cuối năm 2018 với những “lý do khách quan”? Hay có thể hiểu, thông điệp này như một “định hướng dư luận”, trong bối cảnh Việt Nam đối mặt với nhiều rủi ro của một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn đang tới gần?

- Quảng Cáo -

Sau phát biểu của ông Huệ trong cuộc hội thảo hôm 10/6, “dàn giao hưởng” của những tiến sĩ, giáo sư kinh tế, quản lý… theo đó, đưa ra rất nhiều những ý kiến mà có thể chia làm hai “bè” chính. Nhóm “trí thức salon” thuộc đại học Fulbright như Vũ Thành Tự An và Huỳnh Thế Du phân tích về những vấn đề liên quan cấu trúc kinh tế, rủi ro khi phụ thuộc nhiều vào FDI, nền tảng nền kinh tế không được đầu tư “đến nơi đến chốn” hay do “tâm lý đầu tư” của thị trường trước thời điểm khủng hoảng.

Trong một bài phỏng vấn, ông Huỳnh Thế Du nhắc lại nhiều lần “chu kỳ suy thoái kinh tế” suốt 4 thập kỷ vừa qua của Việt Nam như một “lời nguyền” với những phân tích theo ý kiến của cá nhân. Nhóm “chuyên gia lề Đảng” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) như Đào Văn Hùng, Nguyễn Anh Dương thì lạc quan với những kinh nghiệm quản lý và điều hành vĩ mô của Việt Nam trong việc sử dụng linh hoạt các công cụ tài chính, đảm bảo tỷ giá, thanh khoản ngân hàng, xử lý khủng hoảng… Tóm lại, mọi việc sẽ ổn thôi, nhà nước lo được cả!

Những ý kiến trên, đều có “một nửa sự thực”, khác với cái bánh mì, “một nửa sự thực” không thể ăn được và càng không thể giúp tìm lối thoát cho nền kinh tế Việt Nam, nếu không mổ xẻ những căn nguyên “ung nhọt”của thực thể này.

Nền kinh tế “khủng hoảng theo chu kỳ 10 năm”

Theo phân tích của ông Huỳnh Thế Du, trong 4 cuộc khủng hoảng kinh tế với chu kỳ 10 năm ở Việt Nam từ 1979 – 2009, cuộc khủng hoảng đầu tiên sau khi thống nhất đất nước với lý do “hồ hởi, lạc quan” trong các quyết sách đặt ra những “mục tiêu tiến nhanh” và “mô hình không phù hợp”. Ba cuộc khủng hoảng tiếp sau đó có nguyên nhân từ sự đổ vỡ của hệ thống tín dụng, ngân hàng, tài chính.

Nếu so với các nền kinh tế khác trong khu vực, sau 43 năm độc lập, và hơn 3 thập kỷ “mở cửa” vào năm 1986, nền kinh tế Việt Nam khá kỳ lạ, khác biệt so với các nền kinh tế khác trong khu vực cũng như nằm ngoài những qui luật chung.

Trong vòng 4 thập kỷ, khu vực Đông Nam Á là khu vực phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới với sự trỗi dậy mạnh mẽ của những “con hổ” như Thailand, Malaysia, Indonesia và đặc biệt là Singapore. Mức tăng trưởng kinh tế cao tới 2 con số liên tục trong thời gian dài ở khu vực có nhiều  điều kiện về tài nguyên thiên nhiên, địa kinh tế thuận lợi đã tạo ra những thói quen đầu tư và tín dụng dễ dãi.

Hậu quả là hai đợt nổ “bong bóng kinh tế” vào năm 1997 và 2008. Tuy nhiên, với nền tảng và tiềm lực kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á, các nền kinh tế đều phục hồi nhanh chóng. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 làm mất tới 70% giá trị đồng bath ở Thailand và thị trường bất động sản lao dốc khủng khiếp thì chỉ 1 năm sau đó, cuộc khủng hoảng đã cơ bản được chặn đứng và hồi phục.

Cuộc khủng hoảng năm 2008 ở qui mô toàn cầu cũng tạo ra một đợt suy thoái ngắn hạn ở Đông Nam Á nhưng chỉ 6 tháng sau, khu vực này đã hồi sinh. Trong khi đó, Việt Nam, hầu như nằm ngoài ảnh hưởng của các đợt khủng hoảng kinh tế trong khu vực nhưng có tới 4 đợt khủng hoảng kéo dài vào 1979, 1989, 1999 và 2009. Điều này một phần nguyên do là nền kinh tế Việt Nam có mức độ tương tác, gắn kết thấp với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới.

Cho tới tận năm 2009, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam cũng rất khiêm tốn, khoảng 57 tỷ USD. Trong đó, xuất cảng khu vực kinh tế vốn ngoại FDI chiếm khoảng 42% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nền kinh tế luôn trong tình trạng nhập siêu hàng thập kỷ nhưng kiều hối và viện trợ đã góp phần chống đỡ và bù đắp cho dự trữ ngoại tệ và neo giữ tỷ giá nhằm ổn định vĩ mô nhưng lại hạn chế xuất khẩu. Nền kinh tế nhỏ, mức độ hội nhập thấp và gần như không nằm trong các chuỗi cung ứng toàn cầu nên Việt Nam khi đó như một ốc đảo trước những đợt khủng hoảng kinh tế khu vực Châu Á. Nhưng ốc đảo này không phải là một ốc đảo thịnh vượng và phát triển mà là một vùng đất bị bỏ quên.

Nguyên nhân của 4 đợt khủng hoảng kinh tế Việt Nam, rõ ràng, xuất phát từ căn nguyên cấu trúc và đặc thù “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, chứ không phải do ảnh hưởng của những đợt khủng hoảng tài chính và kinh tế quốc tế hay khu vực. Đó là những nguyên nhân liên quan đến bản chất thể chế, nằm ngoài mọi qui luật kinh tế học và sự phát triển thông thường theo qui luật triết học xã hội.

… và nền kinh tế “phá sản theo nhiệm kỳ”

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1979 là hậu quả của những mục tiêu kinh tế nhảy vọt được giới chóp bu quyền lực chính trị Hà Nội lúc đó như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười… áp đặt duy ý chí trên một nền tảng và cấu trúc kinh tế không phù hợp, cùng với ảnh hưởng của chiến tranh biên giới kéo dài, nguồn viện trợ bị cắt giảm đã làm cho kinh tế Việt Nam kiệt quệ mà đỉnh điểm là cơn ác mộng giá – lương – tiền trong suốt những năm thập kỷ 70-80.

Cả một quốc gia rừng vàng biển bạc và nền kinh tế phát triển bậc nhất khu vực ở Châu Á lúc đó là VNCH bị xóa bỏ bởi những cuộc cướp bóc và phá hoại mang tên “đánh tư sản mại bản”, “công tư hợp doanh”… khiến cho hơn 60 triệu dân “đói vàng mắt” và phải ăn bobo – một loại hạt cho gia súc được Liên Xô viện trợ trong nhiều năm liền.

Làn sóng di dân bằng mọi giá trong giai đoạn Việt Nam khủng hoảng kinh tế trầm trọng trong giai đoạn này, không chỉ diễn ra ở miền Nam mà còn cả ở miền Bắc vì tình trạng cùng cực về điều kiện dân sinh. Nạn đói nghiêm trọng và nền kinh tế đình đốn tới mức không thể chịu đựng nổi. Trước áp lực “thay đổi hay là chết” của cả thể chế và người dân, vào năm 1986, những người CSVN phải từ bỏ đường lối kinh tế kiểu Xô Viết và hé mở cửa cho kinh tế tư nhân. Cuộc “cởi trói” sức lao động và dân doanh này được đảng cộng sản tự ca ngợi như một thành tựu cải cách vĩ đại của những “đỉnh cao trí tuệ” cho tới tận ngày hôm nay.

Năm 1989, tức là chỉ 3 năm sau “Đổi mới” và “khoán 10”, Việt Nam rơi vào cuộc khủng hoảng mà ngoài yếu tố đổ vỡ các quĩ tín dụng – một hệ thống tài chính ngân hàng còn sơ khai – nguyên nhân từ sự yếu kém trong quản lý tài chính, điều hành vĩ mô nền kinh tế của một bộ máy quản trị bởi những ông bà mới hôm nào là y tá, giao liên ở bưng biền đã trở thành giám đốc các sở ngành điều hành kinh tế mà không có những kiến thức quản trị cơ bản.

Một nguyên nhân quan trọng hơn có tác động tới tận gốc rễ thể chế chính trị và xã hội Việt Nam tại thời điểm này: sự sụp đổ của khối Cộng sản Đông Âu. Liên Xô – thành trì bất khả xâm phạm của cộng sản quốc tế cũng đang chờ tới ngày khâm liệm. Toàn bộ nguồn viện trợ của khối liên minh cộng sản không còn trong khi dư âm của cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc vẫn dai dẳng.

Tuy kinh tế đã thực hiện “Đổi mới” và “khoán 10” được một thời gian và không còn lo chết đói nhưng lạm phát khủng khiếp và bị cô lập về cả kinh tế lẫn chính trị khiến cho nền kinh tế suy sụp nhanh chóng nhiều mặt. Giới chức CSVN trước sự thay đổi chóng mặt về địa chính trị thế giới đã buộc phải thay đổi nhiều chính sách đối ngoại, kinh tế trong nỗ lực đa phương hóa quan hệ quốc tế để kinh tài và tìm mọi cách, chấp thuận nhiều sự đánh đổi nghiệt ngã về chính trị để trở về “vòng tay” của một đồng minh đầy ân oán: Trung cộng.

Năm 1999, cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam được cho là khủng hoảng về ngân hàng gắn liền với một vụ đại án kinh tế lịch sử có tên Tăng Minh Phụng Epco. Những cáo buộc nặng nề của hệ thống tư pháp và an ninh CSVN trong vụ án đầy oan khuất này khiến cho “con chim đầu đàn” trong nhiều ngành như dệt may, thủy hải sản và bất động sản của Việt Nam là EPCO lúc đó “gãy cánh”.

Những bố già quyền lực trong bóng tối của thể chế không muốn những thế lực kinh tế lớn nằm ngoài vòng kiểm soát của đảng cộng sản. Quyết định “chém cây sống, trồng cây chết” để chứng tỏ quyền lực tuyệt đối của đảng CSVN và cuộc chiến quyền lực đẫm máu đã khiến cho những động lực kinh tế tốt nhất ở thời điểm đó bị xóa bỏ và ngành dệt may, thủy sản của Việt Nam phải mất nhiều năm sau đó mới phục hồi. Sự ra đời muộn màng bộ luật Doanh nghiệp năm 1999 và sự điều chỉnh luật pháp sau đó cũng không kịp cứu mạng cho một doanh nhân Tài Đức vẹn toàn là Tăng Minh Phụng khỏi cái chết tức tưởi bởi những âm mưu tàn độc của những thế lực chính trị đen tối. Cuộc khủng hoảng tài chính 1999 có nguyên do từ một hệ thống quản trị yếu kém nhưng bên cạnh đó là tác động của những âm mưu chính trị đã hủy hoại năng lực của nền kinh tế, làm trầm trọng thêm những hậu quả xã hội.

Khủng hoảng kinh tế năm 2009 lại mang dấu ấn đậm nét của chính sách điều hành kinh tế của Nguyễn Tấn Dũng. Được thừa hưởng nền kinh tế khá lành mạnh và quĩ dự trữ ngoại tệ dồi dào từ Phan Văn Khải để lại, nhưng với sự ngạo mạn cộng sản cộng với sự ngu dốt về kinh tế, anh công an xuất thân từ y tá Nguyễn Tấn Dũng đã phá sạch tất cả các di sản tốt đẹp từ người tiền nhiệm. Những “quả đấm thép” của nền kinh tế là những tập đoàn được thành lập dưới thời Nguyễn Tấn Dũng đã thực sự “đấm vỡ mặt nhân dân” bằng núi nợ công ngất ngưỡng.

Những Vinashin, Vinalines, Vinachem, Vinacomin… biến hệ thống ngân hàng thành những nạn nhân và những nguồn tài nguyên quốc gia trở thành tài sản riêng của các doanh nghiệp sân nhà của các quan chức chóp bu. Cuộc khủng hoảng năm 2009 là hệ quả tất yếu khi đã tiêu sạch mọi nguồn lực dự trữ quốc gia và khi các tập đoàn, quan chức chính phủ vốn dĩ “quen ăn không quen nhịn” phải đối mặt với cơn khó khăn cùng quẫn của ngân sách. Di họa khủng khiếp cho nền kinh tế của thời kỳ Nguyễn Tấn Dũng kéo dài tận ngày hôm nay vẫn chưa thể khắc phục.

Có thể thấy, suốt 4 thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam chịu đựng 4 đợt khủng hoảng kinh tế kéo dài không phải nguyên nhân từ ảnh hưởng khủng hoảng tài chính quốc tế mà phần lớn có nguyên nhân chính trị gắn liền với những đời lãnh đạo CSVN. Nền kinh tế có cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam” vẫn loay hoay trong “cái lồng của thể chế” và phập phù theo những cuộc chơi vương quyền của những bố già Ba Đình.

Cuộc khủng hoảng kinh tế sắp tới đây như nhận định của ông Vương Đình Huệ, có thể có những yếu tố khác, do qui mô, cấu trúc nền kinh tế đã có “độ mở” lớn hơn so với thập kỷ trước. Nhưng với thói quen can thiệp thô bạo vào nền kinh tế, không khó hình dung những “đỉnh cao trí tuệ” sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam tới “bến bờ ảo vọng” nào trong tương lai. Và những nhà lãnh đạo Việt Nam, như ông Huệ, sẽ tiếp tục luận điệu “mất mùa thì tại thiên tai, được mùa thì tại thiên tài đảng ta”.

- Quảng Cáo -

10 CÁC GÓP Ý

  1. đã mua bán thì phải có lãi ! các nhiệm kì tranh thủ vơ vét là chính còn thời gian đâu mà nghĩ làm kinh tế may ra nghĩ được cổng chào lãnh địa tượng đài ,lễ hội để bỏ tiền vào túi là khá rồi

    • ….. quả đấm thép của bộ chính trị. Có phần oan cho 3X. Theo phương pháp khoanh vùng đối tượng, sàng lọc tội phạm > thủ tướng nảo, chủ tịt nước nào, cuốc hội khóa mô – cũng chỉ là bù nhìn là con rối là cái loa của b.c.t (tập thể danh nghĩa) >> rốt cuộc, đích thị ngài đứng đầu phải chịu trách nhiệm >>> tổng bí thư (chiếu cố giảm nhẹ chút vì sức ép khách quan quan ngại….v… tuổi tác tính tình tinh…).

  2. dit cai lon ma chung may cong san biet cai gi ma lam kinh te .dit cai lon me chung may chi biet bu cac bu lon tau cong . nhin mot dam di duc di cai trong cai bo quoc hoi chung may con di nguyen thi kim ngan . thang cho de nguyen phu trong thang nguyen xuan fuck thang tran dai quang la nhung thang bu cac bu lon tau cong dit cai lon ma chung may mot lu cong san an cuop bu lon bu cac tau cong

  3. Việt cộng ăn không chừa thứ gì hết, làm sao không phá banh đất nước.
    Chúng lại in cả đống bạc hồ tệ để che chở sự sụp đổ của chúng. Tiền hồ cộng có nước nào mà dùng nó đâu gửi xuống âm phủ còn bị chê nửa ạk

  4. Nói cho nó đúng một tý không có một XHCN nào có lãnh đạo phát triển kinh tế như tư bản được toàn bọn duy ý chí thích ra lệnh sai hỏng cũng có sao đâu .Dân đóng thuế chịu

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here