Đi đâu ngày cuối tuần?

An ninh dầy đặc trên đường phố Sài Gòn hôm chủ nhật 17/6/2018, một tuần lễ sau các cuộc biểu tình rộng khắp các tỉnh thành chống Dự luật đặc khu và Luật an ninh mạng. Ảnh: Mai Nhat Chi
- Quảng Cáo -

FB Xuân Sơn Võ

Hôm trước, share mấy bài của những người bị bắt, bị bắt buộc cung cấp mật khẩu mở máy điện thoại, bị đánh nếu không cung cấp mật khẩu, bị giam… vào ngày cuối tuần. Nhờ vậy mà đọc được comment của một số bạn.

Một câu hỏi thường hay được đặt ra: tại sao lại đi vào khu vực đấy. Ý của những bạn hỏi câu này là, khu vực đó hay có biểu tình, chính quyền hay bố ráp, không biểu tình thì đi vào đó làm gì để bị bắt.

Tôi rất thông cảm với các bạn khi các bạn đặt ra một câu hỏi như vậy. Hồi còn chiến tranh, gia đình tôi ăn cơm độn khoai mì, độn bắp riết rồi quen. Dù ba mẹ tôi có xót xa cho các con, nhưng mấy anh em chúng tôi không thấy khổ, vì đứa lớn nhất là tôi cũng không thể nhớ được cái hồi được ăn cơm trắng, bữa cơm có đủ thịt, cá, trứng… Thậm chí đến khi vào Sài gòn, chúng tôi còn hơi ngỡ ngàng với việc ăn cơm không độn.

- Quảng Cáo -

Việc đi đến khu vực nào trên đất nước của mình mà khu vực ấy không phải là khu vực cấm là quyền của mỗi chúng ta. Đó là quyền cơ bản của con người. Điều 23 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam qui định: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước.

Việc đưa ra các qui định cấm cũng phải tuân thủ theo các qui định của pháp luật. Khoản 2 Điều 37 Luật giao thông đường bộ qui định: a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ; b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý.

Chúng ta đã quá quen với việc công an phường ngăn đường, cấm không được đi vào, để dân phòng tập bước đều. Thậm chí, ngay tại các quận mới lên nội thành, họ cũng ngăn đường để một số nhà (thường là sếp) làm đám cưới, đám tang, hoặc đám nhậu. Sống trong môi trường như vậy, thì việc hiểu được mình có quyền đi vào mọi khu vực không bị cấm một cách hợp pháp là điều không phải dễ dàng.

Có bạn lại đặt câu hỏi, trong điện thoại có gì mà không chịu cung cấp mật khẩu? Theo lý luận của các bạn ấy, chắc phải có gì mờ ám mới giấu, không cho người khác xem mình có gì trong điện thoại.

Điều 21 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam qui định:

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Như vậy, vấn đề không phải trong điện thoại có gì, mà vấn đề nằm ở chỗ, đó là quyền riêng tư của bạn. Không ai được quyền đòi hỏi bạn phải cung cấp các thông tin riêng tư cả.

Không thấy bạn nào comment về chuyện những người kể việc mình bị bắt, bị đánh, nhưng các comment kiểu như ra đó làm gì, mờ ám gì mà không cung cấp mật khẩu điện thoại… gián tiếp ủng hộ việc đó.

Điều 20 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam qui định:

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

Rõ ràng là Hiến pháp và luật của chúng ta đã có những qui định rất cụ thể, và chúng ta có những quyền cơ bản đó. Nhưng bản thân chính quyền đã không tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, do chính họ đặt ra. Cũng có thể, những bạn comment ra đó làm gì, sao không cung cấp mật khẩu… có ý tốt, là thôi, chấp nhận việc chính quyền sổ toẹt vào Hiến pháp và pháp luật như vậy đi, an toàn thân mình cái đã.

Nếu cứ như vậy, liệu rồi sẽ có ngày, công an khu vực đến nhà, yêu cầu bạn cung cấp mật khẩu điện thoại, và họ sẽ thoải mái xem ảnh vợ chồng bạn vui vẻ với nhau? Hoặc họ yêu cầu bạn phải giao chìa khóa nhà cho họ. Và nếu bạn không giao, họ bảo rằng, chắc là bạn có chứa vũ khí hay hàng lậu trong nhà, nên mới không giao cho họ.

Thôi, chuyện đó có vẻ chưa xảy ra ngay lập tức, có khi phải vài tháng nữa. Câu hỏi bây giờ là: cuối tuần này tôi có thể đi đâu thư giãn mà không có nguy cơ bị bắt, bị nhốt, bị đánh đập?

- Quảng Cáo -

5 CÁC GÓP Ý

  1. Nhung nguoi co cac cau hoi dai loai nhu tai sao di vao khu vuc co bieu tinh ? Tai sao khong cung cap mat khau cell phone cho cong an ? chac ho dang xay mot cai nha tu cho chinh ho va ngoan ngoan tu cong tay minh

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here