Vấn đề ẩn giấu trong một bài toán khó
Thế nào là bài toán dễ? Bài toán dễ là khi đọc xong đề, bạn đã có ngay phương pháp giải trong đầu. Việc đúng sai là việc của kỹ năng tính toán chứ không phải việc của phương pháp giải.
Thế nào là một bài toán khó? Bài toán khó là bài toán mà khi đọc xong đề, bạn chẳng biết dùng phương pháp nào cả. Rất nhiều sự mò mẫm, tìm tòi những điều ẩn khuất trong nó. Tìm ra những ẩn khuất, bạn sẽ biết cách gỡ rối và bài toán khó được giải.
Ở đây chúng ta cần giải ảo vấn đề mà người dân đang cho là khó và buông xuôi không góp được gì cho tiến trình đòi dân chủ. Với người dân, lật CS là bài toán khó không thể vượt qua. Điều đó dẫn tới câu nói buông xuôi “có lên tiếng cũng chẳng được gì!”. Nhưng thật sự nó có khó đến như vậy không? Nếu lật CS là điều không thể thì tại sao CS tỏ ra sợ hãi đến mất bình tĩnh qua ngày biểu tình đồng loạt 10/06/2018? Phải có hướng giải cho bài toán giải thể CS. CS đã nhìn thấy nên họ run sợ, người dân không nhìn thấy nên bi quan và tỏ ra buông xuôi thờ ơ.
Như một bài toán khó, vấn đề ẩn giấu trong sức mạnh nhân dân là gì? Trước một trận động đất, chẳng ai biết được tại tâm chấn nó đang mang một năng lượng cực lớn chuẩn bị bùng nổ để giải phóng thứ năng lượng khủng khiếp đó. Vì không nhìn thấy nên chẳng ai đoán định chính xác động đất cả.
Như vậy vấn đề ẩn giấu trong sức mạnh lòng dân là gì? Nó ẩn giấu nơi nao? Đó là điều chúng ta cần phải moi nó ra để giải ảo tình trạng bi quan trong giới biết mà vẫn buông xuôi. Để giải thích rõ vấn đề này chúng ta đi từ cuộc biểu tình bùng nổ ngày 10/06/2018 và sau đó là Bình Thuận ngày 11/06/21018.
Như lần trước tôi có nói tình hình biểu tình bị chia thành nhóm nhỏ để cô lập tại Sài Gòn. Những người biểu tình bị lùa vào thành từng khu nhỏ và bị bao vây bởi lực lượng hỗn tạp của chính quyền gồm chính quy và tay sai. Tự ngoài vòng vây thành phần “dân hiếu kì” đứng rất đông, đó là nhân tố rất khó lường. Đấy là lực lượng xem tình hình để quyết định tham gia. Không ai lường nổi thành phần này sẽ phản ứng ra sao khi chính quyền yếu thế. Chắc chắn chính quyền Sài Gòn đã thấy điều này.
Sự căm phẫn qua đọc Facebook nó không mãnh liệt bằng sự căm phẫn khi khi tận mắt chứng kiến cái ác. Nó làm con người sôi máy muốn nhảy vào ngay. Ngày 17/06/2018 một tuần sau ngày tổng biểu tình. Tôi đang cà phê tại quảng trường Công Xã Paris – Sài Gòn thì chứng kiến hàng trăm CSCT, CSCĐ, DQTV, TTĐT và cả công an chìm và côn đồ dày đặc vô cớ bắt người tản bộ. Chính điều đó đã làm tôi sôi máu xém nhảy ra cự cãi với đám ác ôn. Nếu tình hình đủ đông như hôm ngày 10/06/2016 có thể dẫn tới bạo động như Bình Thuận bất kì lúc nào. Nếu cái ác kích thích “người dân hiếu kì” tham gia biểu tình để hỗ trợ thêm thì điều gì sẽ xảy ra? Ngày 11/06/2018 trên toàn quốc chỉ mất kiểm soát tại Bình Thuận. Nhưng nếu mất kiểm soát trên mọi địa phương thì sao? Chẳng còn quân ở đâu mà tăng cường. Địa phương sẽ chỉ cố gắng giải quyết vấn đề của nó.
Ở đây tôi muốn bàn là sự ứng phó của lực lượng tiềm ẩn. Lực lượng tiềm ẩn đó không chỉ “dân hiếu kỳ” mà cả sự trở cờ của những người cầm súng khi họ thấy cái ác của chính quyền đáng phải trừng trị. Và khi thế dân quá mạnh làm hun đúc tinh thần trở cờ của họ. Công an, không phải ai cũng mù quáng cho rằng chính quyền tuyệt đối đúng. Chỉ có dân quân tự vệ là đám thất học đầu trộm đuôi cướp, chứ công an, dù sao họ cũng là kẻ có học nên cũng có kẻ “đọc lén” Facebook “phản động” để ngộ ra chân lí. Trong rất nhiều người đang âm thầm đọc và hiểu sự thật, thì họ là những người nào? Chắc chắn chính quyền không biết. Tỉ lệ bao nhiêu người CS mà thấy rằng, không thể để CS tồn tại? Không thể ước lượng được, nhưng luôn tồn tại thành phần đó.
Chính người dân đã sợ đến phi lí nên mới xảy ra tình trạng xã hội tiến triển chậm như vậy. Khi đẩy lùi cái sợ, sự bất ngờ sẽ đến. Bởi vì cả xã hội ai cũng thấy cái tệ hại của CS. Cái hiểu biết đã tương đối, cái sợ đang khống chế cái hiểu biết. Phá đi cái sợ, hứa hẹn thay đổi rất nhanh. Để đẩy lùi cái sợ, hãy mạnh dạn đối lí với chính quyền ở mức độ nhỏ, sẵn sàng hỗ trợ để đòi người ở mức độ lớn hơn. Khi hết sợ, nhìn đâu cũng thấy có lý do để xuống đường vì xã hội nhìn đâu cũng là sự bức hại.
Sức mạnh không đâu xa, chỉ cần mỗi người sẵn sàng đòi hỏi quyền lợi trong tinh thần không sợ hãi. Sẵn sàng hỗ trợ nhau trong công cuộc đòi hỏi yêu sách bằng biểu tình. Thực ra sức mạnh chính quyền chẳng là gì với sức dân cả. Mạnh dạn lấn tới sẽ có đổi thay. Đổi thay để cứu đất nước bằng sức mạnh toàn dân. Ngay lúc này cũng tiềm ẩn sự đổi thay nếu có sự kiện nào đó đủ mạnh để kích ngòi nổ lòng dân. Có thể dân chủ rất xa và cũng có thể rất gần, vì chẳng ai định lượng nổi lòng dân cả./.
Leave a Comment