Lê Anh Hùng – VOA
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XIV từ ngày 21/5 đến 15/6 diễn ra trong bối cảnh sự kiện Dự luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt (Dự luật Đặc khu) gây nên làn sóng phẫn nộ trong dân chúng gần cả tháng nay, đồng thời châm ngòi cho một loạt cuộc biểu tình với quy mô chưa từng thấy tại nhiều địa phương trên cả nước.
Song kỳ lạ thay, suốt cả kỳ họp kéo dài 21 ngày, người ta không hề thấy ông Nguyễn Phú Trọng, một Đại biểu Quốc hội và là nhân vật đứng đầu hệ thống chính trị tại Việt Nam, hé răng lấy nửa lời về sự kiện đang khiến dư luận sục sôi đó.
Vì thế, người ta chờ đợi cuộc tiếp xúc cử tri thường lệ diễn ra sau mỗi kỳ họp Quốc hội để xem ngài Tổng Bí thư bày tỏ gì với cử tri Hà Nội nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.
Và sau khi kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá IX bế mạc 2 ngày, nhân vật đứng đầu Bộ Chính trị, thực thể quyền lực đã ra lệnh cho Chính phủ và Quốc hội phải ban hành Luật Đặc khu, đã có buổi tiếp xúc cử tri hai quận Thanh Xuân và Hà Đông. Dưới đây, chúng ta sẽ xem “ông vua” của vị “vua tập thể” mang tên “Bộ Chính trị” đã phân bua gì với đám đông “cử tri quân xanh” về Dự luật Đặc khu, đồng thời đưa ra lý lẽ biện bác.
1) Ông ta nói: “Chúng ta đã có chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế từ những năm 1990 của thế kỷ trước. Cụ Võ Văn Kiệt khi làm Thủ tướng đã đi khảo sát Vân Phong ở Nha Trang, Khánh Hòa rồi với tinh thần học tập kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài, thí điểm cơ chế mới để mở rộng ra các khu vực.”
Thưa ngài TBT, một chủ trương cách đây tới một phần tư thế kỷ không có nghĩa là đến giờ nó vẫn còn đúng. Nhiều chuyên gia kinh tế, chẳng hạn như GS Trần Văn Thọ, người từng là thành viên chuyên môn Hội đồng Tư vấn Kinh tế của nhiều đời thủ tướng Nhật và hiện là thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Việt Nam, đã khẳng định đặc khu kinh tế là một mô hình đã lỗi thời.
Đặc biệt là Trung Quốc (hiểm hoạ lớn nhất mà 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc phải đối mặt, đồng thời là lý do chính khiến dân chúng phản đối việc thành lập chúng) thì một phần tư thế kỷ trước còn đang thực thi sách lược “thao quang dưỡng hối” (“náu mình chờ thời”) do Đặng Tiểu Bình đề ra. Nay họ đã vứt bỏ sách lược đó từ lâu, và chẳng còn thèm che giấu cuồng vọng bành trướng, bá chủ thiên hạ vốn đã chảy trong huyết quản của họ từ thuở khai thiên lập địa nữa. Cách đây 25 năm, Trung Quốc đã bồi đắp các đảo trên Biển Đông và quân sự hoá Hoàng Sa – Trường Sa chưa, hay đã âm thầm xua quân thiết lập vòng vây Việt Nam dọc theo biên giới Lào – Việt và Campuchia – Việt Nam dưới vỏ bọc các “dự án kinh tế” chưa?
Đó là những thực tế mà bất cứ người nào với nhận thức bình thường cũng nhìn thấy, tại sao ngài lại không thấy, hay là ngài có ý đồ khác?
2) Ông ta nói: “Đây là vấn đề khó, mới, nhạy cảm nên chúng ta làm rất thận trọng.”
Thưa ngài TBT, “rất thận trọng” kiểu gì mà dự luật vừa mới trình ra Quốc hội lần đầu đã đòi thông qua cho bằng được? “Rất thận trọng” kiểu gì mà thành lập luôn một lúc 3 đặc khu, với hàng loạt điều khoản vô cùng lỏng lẻo, cực kỳ nguy hại cho an ninh quốc gia?
3) Ông ta nói: “Chúng ta đã thông qua đâu, quyết định dừng lại để lắng nghe, chúng ta dừng từ ngày 8/6 nhưng tới ngày 10/6 vẫn đi biểu tình phản đối luật, chứng tỏ có ý đồ khác.”
Thưa ngài TBT, Quốc hội mới chỉ dừng lại, lắng nghe trước khi chuyển sang kỳ họp sau để thông qua, trong khi đòi hỏi của người dân là phải huỷ bỏ Dự luật Đặc khu, không cho Trung Quốc thuê đất tại 3 đặc khu dù chỉ 1 ngày. Vì thế, việc họ xuống đường biểu tình phản đối dự luật đó là hoàn toàn chính đáng.
4) Ông ta nói: “Đây đâu phải bàn giao đất cho nước A, nước B nào, rồi để người ta vào tự do. Phải có từng dự án đầu tư cụ thể. Pháp luật hiện hành quy định cho thuê đến 70 năm, còn đây là đặc khu nên dự kiến khuyến khích không quá 99 năm. Nhưng phải qua bao nhiêu quy trình, Thủ tướng phê duyệt mới được vào. Một số đối tượng cứ kích động chỗ này, cho rằng để cho Trung Quốc vào đây 99 năm thì mất nước, kích động đi biểu tình để biểu thị lòng yêu nước. Rõ ràng sự thật đã bị xuyên tạc, lòng yêu nước bị lợi dụng, kích động để chống đối.”
Thưa ngài TBT, theo dự thảo Luật, đất đai sẽ được bàn giao cho chủ đầu tư để họ thực hiện dự án trong thời hạn 70 năm (Đặc khu trưởng quyết định) hoặc 99 năm (Thủ tướng quyết định). Nếu chủ đầu tư là người Trung Quốc thì đó chẳng phải là bàn giao đất cho Trung Quốc trong thời hạn 70 năm hoặc 99 năm hay sao? Hay theo ngài thì điều đó chỉ đúng khi chủ đầu tư là chính phủ Trung Quốc? Và khi bàn giao đất cho họ rồi thì chẳng lẽ không cho họ ra vào tự do, hay theo ông phải cấp quốc tịch Việt Nam cho họ thì mới gọi là bán nước? Đến khách du lịch Trung Quốc với visa du lịch ngắn ngày mà nhà chức trách Việt Nam còn quản lý không xuể, để họ gây ra bao vấn nạn trên khắp cả nước, huống hồ là hàng chục, hàng trăm ngàn người Tàu liên quan đến vô số dự án kéo dài tới 70 năm tại những vị trí vừa xung yếu, vừa khó quản lý như Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
Việc (cựu) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngồi xổm trên pháp luật khi hợp thức hoá thời hạn cho Formosa Hà Tĩnh thuê đất 70 năm tại Vũng Áng đã khiến công chúng hết sức lo lắng cho an nguy của đất nước. Trong khi đó, theo quy định của Dự luật Đặc khu, chỉ cần Đặc khu trưởng (cấp lãnh đạo tương đương Chủ tịch huyện) là đã có thể quyết định việc giao đất cho người Trung Quốc lên đến 70 năm tại những địa bàn xung yếu tương tự thì hỏi làm sao người dân không lo sẽ bị mất nước?
Thưa ngài TBT, khoản 4 Điều 55 Dự thảo Luật Đặc khu quy định “Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực theo bảo lãnh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam với thời hạn xác định…” thì liệu đã phải là mở toang cửa “để người ta vào tự do” chưa? Ai dám đảm bảo “doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam” đó sẽ không bị Trung Quốc lũng đoạn?
Điều 33 và Điều 34 của Dự luật công nhận quyền thừa kế đối với nhà ở riêng lẻ, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú… cho người nước ngoài, nghĩa là người Trung Quốc có thể sinh sống đời đời kiếp kiếp trong những bất động sản được thừa kế ấy. Vậy Dự luật Đặc khu chẳng phải là một dự luật bán nước thì là gì?
5) Ông ta nói: “Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vì nước vì dân chứ không phải vì mục đích gì khác. Không ai dại dột trao đất cho người nước ngoài để người ta vào làm rối mình, không ai ngây thơ thế. Phải đập tan âm mưu phá hoại.”
Thưa ngài TBT, “Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh” có phải là “tác giả” của vụ thảm sát “long trời lở đất” mang tên “Cải cách Ruộng đất”, vụ đàn áp giới văn sỹ, trí thức mang tên “Nhân văn Giai phẩm”, vụ “xét lại chống đảng”, vụ “cải tạo công thương nghiệp Miền Bắc”, vụ “cải tạo công thương nghiệp tư doanh Miền Nam”, vụ “hợp tác hoá nông nghiệp”, vụ “Bauxite Tây Nguyên”… hay không?
Vô số dự án của Trung Quốc tại những vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng như Formosa Hà Tĩnh, Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân (Bình Thuận), Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải (Trà Vinh), “Chinatown” trước sân bay Nước Mặn (Đà Nẵng), hàng trăm ngàn ha rừng đầu nguồn biên giới… nếu không phải do “dại dột” hay “ngây thơ” thì là do gì đây?
Xem ra càng phân bua, càng biến báo, ngài càng khiến dân chúng mất hết niềm tin vào đảng của ngài. Rõ ràng là không ai khác mà chính ngài là người phải chịu trách nhiệm cao nhất về Dự luật Đặc khu, cũng như về thực trạng bộ máy ngày càng rối ren, xã hội ngày càng hỗn loạn, biển đảo quốc gia ngày càng bị kẻ thù xâm lấn hiện nay.
Ný do im nặng vì bảng dịch
hoa -việt O có. Biết gì dâu mà
lói.
Đổ bộ
Thai thu Nguyen phu Trong ….. ke Ban Nuoc
Mày cũng sắp ngỏm củ tỏi ròi trọng lú ơi .
Ủa? Sao ông đảng trưởng VN lại mặc áo tàu?
Sao liên hiệp quốc chưa ghép thằng Lú này vào tội khủng bố nhân dân Việt Nam nhỉ!
Mãn thanh
Coi chừng bị ở tù đó ad
Việt Nam biến thành Tàu rồi
Là lãnh đạo cao nhất mà không biết người dân họ nghĩ gì, muốn gì thì lãnh đạo cái gì
NGuyễn Phú Trọng là kẻ gian manh tráo trở ,kẻ cõng rắn cắn gà nhà ,qùy gối làm tay sai cho kẻ thù truyền kiếp ,kẻ đang tiếp tay cho quá trình Hán hoá Việt Nam theo mật ước Thành Đô .