Quảng Cáo

Vũ Đức Sao Biển

Vũ Đức Sao Biển

Quảng Cáo

Trương Duy Nhất – RFA

Rất ít, thậm chí không bao giờ share bài của bất kỳ ai. Nhưng đây là trường hợp cực kỳ đặc biệt. Đặc biệt hơn, khi biết ông là đồng nghiệp, đồng hương Quảng Nam của tôi: Vũ Đức Sao Biển.

Lại đúng ngay dịp, đang ngập ngụa quà hoa cho ngày 21/6.

“…Phải nói rằng, trong suốt lịch sử dân tộc thì chỉ có thời đại chúng ta đang sống, người Việt Nam mới có được cuộc sống ấm no, an vui đến như vậy (…). Chúng ta đã xây dựng được một nền kinh tế thị trường phát triển, ổn định, bền vững; trong đó mỗi công dân đều có quyền sống, quyền được bảo vệ phẩm giá và tính mạng.. ” (Vũ Đức Sao Biển, báo Người Lao Động)*

Ông Nguyễn Phú Trọng viết vậy, nói vậy, cũng… không chấp gì. Nhưng ông, với tư cách và cái đầu của một thằng nhà báo, thì không thể thốt lên như thế.

Nhục cho ông. Nhục cho giới nhân sĩ xứ Quảng mình, ông ạ.

Trước khi share, tôi cũng đã comment rằng:

Xấu hổ, khi biết ông là đồng hương. Dân Quảng, xưa cũng như nay, nhiều cây bút đáng bậc anh hào. Đâu có ai đốn mạt như ông.

***

“MUA DANH 3 VẠN, BÁN DANH 3 ĐỒNG…

(Bài trên facebook của tác giả Chí Thảo)**:

Không thể tin được!

Đọc đi đọc lại, cứ ngỡ là bài viết của một đứa trẻ. Ngu ngơ. Khờ khạo như người mơ ngủ.
Tôi muốn nói đến một người có chút tiếng tăm. Dù cái tiếng tăm ấy được anh tạo dựng trong hoàn cảnh…”núp lùm” chẳng lấy gì vinh quang cho lắm.

Ý tôi muốn nói những bản nhạc anh viết ra từ hồi còn… trốn quân dịch trước năm 1975 khi dạy học tận vùng sâu miền tây Nam bộ. Nhiều bài nhạc của anh mang âm hưởng đờn ca tài tử vùng Bạc Liêu. Ngọt ngào, dễ đi vào lòng người nhờ mang đậm chất cải lương.
Nhưng bài nhạc khẳng định đẳng cấp âm nhạc của anh, theo tôi chính là bài “Thu hát cho người”. Rất hay. Cả về ca từ lẫn giai điệu.

Tôi là người chơi nhạc cổ điển. Tôi tốn phải nói là rất, rất nhiều năm cho loại hình âm nhạc… ít người nghe này, chứ không phải như anh – nghe đâu chỉ.. học lóm mấy cái nốt đồ, rê, mi, rồi sáng tác. Và anh trở thành nhạc sĩ…

Dầu sao, tôi vẫn dành cho anh sự kính trọng nhất định về lĩnh vực sáng tác ca khúc

Anh còn là nhà báo. Hay ở chỗ anh chẳng qua trường lớp dạy viết báo, nhưng những bài viết của anh trên Tuổi Trẻ Cười vẫn được bạn đọc đón nhận như một ngòi bút châm biếm sắc sảo, nhất là khi anh vận dụng những nhân vật Tàu trong các tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung. Anh xứng đáng được mệnh danh là nhà “Kim Dung học”.

Có một dạo anh cùng làm báo chung cơ quan với tôi. Trừ những tiểu phẩm hài xoay quanh các nhân vật Kim Dung, anh chẳng có bài viết nào gây được tiếng vang. À, có. Bài “Rửa tay gác kiếm” ca ngợi trùm giang hồ Năm Cam mà theo anh là đã hoàn lương (?) Anh viết bài báo này (đăng trên báo PL) trong lúc Báo TN “đánh” dồn dập trùm Năm Cam như một cái gai làm nhức nhối xh phải được nhổ bỏ. Bài viết Năm Cam hoàn lương vừa ráo mực thì Năm Cam và đồng bọn bị tóm hết (vụ án có số lượng bị can khởi tố, bắt giam nhiều nhất trong lịch sử tố tụng hình sự từ trước đến nay tại TPHCM – xấp xỉ 150 người). Động cơ bài viết này là gì? Thôi, không nhất thiết phải luận ra đây mà làm gì. Rách việc.

Vâng, anh là Vũ Hợi, bút danh Vũ Đức Sao Biển, tác giả của “Thu hát cho người”, ” điệu buồn phương nam”…từng làm say đắm lòng người.

Nhưng thật đáng tiếc! Ông bà ta nói không sai: “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”. Bài viết này (trên Báo NLĐ) đã hủy hoại tên tuổi của anh. Tôi nghĩ thế !

Anh đã viết gì?:

…Phải nói rằng, trong suốt lịch sử dân tộc thì chỉ có thời đại chúng ta đang sống, người Việt Nam mới có được cuộc sống ấm no, an vui đến như vậy (…). Chúng ta đã xây dựng được một nền kinh tế thị trường phát triển, ổn định, bền vững; trong đó mỗi công dân đều có quyền sống, quyền được bảo vệ phẩm giá và tính mạng..

Thật buồn cười!

Hàng trăm người viết bài phản biện chỉ vì yêu nước, đã trở thành tù nhân lương tâm trong các nhà tù mà anh bảo là “quyền được bảo vệ phẩm giá và tính mạng” ?

Hàng chục ngàn dân oan mất đất vì các dự án thu hồi áp đặt, kéo nhau ra HN kêu khóc như ri trước cửa các cơ quan công quyền… mà anh bảo là “cuộc sống ấm no, an vui” (?)

Ngoài biển, Hoàng Sa và một nửa Trường Sa; trên bờ thì thác Bản Giốc đã rơi vào tay giặc phương Bắc. Hàng loạt nhà máy nhiệt điện than xả khói thải mù trời ; rồi cái họa bùn đỏ bauxite Tây nguyên; Formosa Hà tĩnh gieo đau thương tang tóc cho hàng vạn ngư dân 4 tỉnh miền Trung; nhà máy giấy Lee & Man treo lơ lửng cái họa ô nhiễm môi trường ở Tây Nam bộ…, mà anh bảo là “ổn định, bền vững” (?)

Nợ công ngập đầu, phải giật gấu vá vai, phải luồn cúi vay mượn tứ xứ. Trạm thu phí đặt ra khắp nơi; giá xăng cứ rình rình tăng vọt. Họ trút hết gánh nặng kinh tế èo uột lên đôi vai nhân dân. Họ móc túi dân đến từng đồng lẻ…mà anh bảo là “kinh tế thị trường phát triển” (?).

Anh Hợi ơi! Tôi khấu đầu cắn rơm cắn cỏ lạy anh thôi..

Nhiều người nói với tôi, rằng anh là một chuyên gia lốp-bi. Nhưng tôi không tin. Năm kia về Chu Lai thằng bạn tôi có cái quán Mỳ Quảng, khoe với tôi là anh mới viết ..quảng cáo cho cái quán của nó. Tôi vẫn không tin ngòi bút của anh… sâu sát đến mức bình dân như vậy…

Tôi vẫn muốn nêu lên đây một lần nữa những gì anh đã nghĩ, đã viết:

“…chỉ có thời đại chúng ta đang sống, người Việt Nam mới có được cuộc sống ấm no, an vui đến như vậy”.

Vâng, rất ..ấn tượng !!?

Ở cái tuổi ngoài thất thập, có mấy bài nhạc lận lưng, tiền bạc không thiếu…Bấy nhiêu đó không đủ để anh vui vầy với con cháu hay sao ?

Không hiểu điều gì khiến anh viết những lời đến mức thiển cận, ngây thơ vậy, hả anh Hợi…?”.

Chí Thảo

————————–

– *: https://nld.com.vn/thoi-su/de-ngay-cuoi-tuan-hanh-phuc-20180616220010586.htm

– **: https://www.facebook.com/thao.chi.1004/posts/303595050179742

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux