Chúng tôi ngồi trên một chiếc xe nhỏ đi du lịch, từ Hà Nội theo đường cao tốc đến Hải Phòng, rồi từ Hải Phòng theo đường cao tốc đi Quảng Ninh, qua cầu Bạch Đằng, xe trườn trên tỉnh lộ 326, thoáng một cái, chúng tôi giật mình, đã đến Thị Trấn Đông Hưng. Không hiểu đây là đất Trung Quốc hay Việt Nam?
Vừa mới đây thôi mà, anh lái xe dừng lại trên quốc lộ 18 hỏi đường, theo dõi ranh giới bảng ghi rõ Đường Hùng Vương, phường Ka Long, phường Ninh Dương, phường Trần Phú của Thành phố Móng Cái. Sao đây lại là đất Trung Quốc?
Rõ ràng người dân đi lại vẫn đang nói tiếng Việt mà, nhưng biển hiệu phố phường, cờ quạt biểu ngữ toàn viết bằng chữ Hán.
Ôi!
Việt Nam Trung Hoa
Núi Liền núi
Sông liền sông
Chung một biển Đông
Mối tình hữu nghị
Bực mình, xe chúng tôi quay lại, rẽ vào bán đảo Trà Cổ, đi đến Sân Golf Móng Cái và đi đến Núi Ngọc… Rõ ràng là đất ta, chúng tôi từng đến tắm ở đây mà, sao hôm nay toàn thấy người Trung Quốc? Họ ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm, bị túi xách mang nhếch nhác, nói oang oang, khạc nhổ tứ tung….
Một cảnh tượng gớm ghiếc, tôi phải quay mặt đi.
Khu du lịch mà như thế này ư?
Thật buồn!
Xe chúng tôi quay lại Thị trấn Tiên Yên, qua nhà máy điện Mông Dương, dừng lại ở trường THPT Nguyễn Trãi, nhìn thấy tấm biển Huyện Đội và Sư đoàn bảo vệ, lòng mới tạm thấy “yên yên”. Từ đây, xe của chúng tôi bắt đầu đi chậm lại.
Tại thành phố Hạ Long, gặp Dự án Sân Golf của Tập đoàn FLC chiếm cả đoạn bãi biển dài đến núi Cô Tiên, sau đó gặp doanh trại Quân Đội Hải quân, Lữ đoàn 170 của Binh chủng Hải quân, trước khi sang thành phố Cẩm Phả…. và cuối cùng chúng tôi đến Huyện Đảo Vân Đồn.
Vân Đồn thật đẹp, nhưng khắp nơi tràn ngập Pano TQ với những hàng chữ Hán nhức mắt.
Chúng tôi đến Đền Cửa ông, bái vọng Đức ông Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng cùng những chiến sĩ anh hùng giữ nước, đã đánh tan những tên tướng lừng danh và đội quân tinh nhuệ Nguyên Mông từ thế kỷ thứ 13 … Và rồi từ Cầu Vân Đồn, chúng tôi đến thị trấn Cái Rồng, rồi lại gặp Sân Golf và xa nữa là Bãi Dài Vân Đồn, Đảo Đông Ma, Đảo Bắc Ma, ngồi thuyền đến những nơi nhỏ xíu như Đền Hòn Cua, Đền Lã Vọng xã Hạ Long, Đền Giác Lâm, Đền Đồng Chén… Và lùi sang phía Tây Nam là Vịnh Bái Tử Long. Một quần thể lớn bao la với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, có đủ các loại tầu thuyền ca nô ra vào tấp nập nối với Vinh Hạ Long bao gồm cả Bãi Cháy và Đảo Tuần Châu.
Cho dù Quảng Ninh – Hải Phòng là hai đơn vị hành chính độc lập, nhưng tại vùng Biển Đảo bao la này, không có ranh giới, không có người gác, nó là một quần thể thống nhất thuộc lãnh hải của VN.
Hình ảnh thuyền bè ra vào phong phú đó tạo nên một bộ mặt vừa nguyên sơ vừa hiện đại.
Sân Bay 7500 tỷ cứ xuất hiện và những chiếc thuyền độc mộc của những du khách hiếu thuê của người dân sở tại cứ vào ra… Tất cả phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền nhà nước và được sự bảo vệ nghiêm cẩn của Binh chủng Hải quân.
Nơi đây vốn là một quân cảng trong lịch sử. Lúc thời bình thì hoạt động dân sự nổi lên, lúc thời chiến không lẽ lực lượng Hải quân phải đứng ngoài, để ngỏ bờ biển cho tầu thuyền của giặc xông vào?
Bởi thế khái niệm cho thuê đất “Đặc khu kinh tế Vân Đồn” lên tới 99 năm, vừa vô lý, vừa kệch cỡm, xa lạ, chưa nói rằng nó che đậy một âm mưu vừa đen tối vừa xấu xa của anh bạn vàng TQ.
Nói đến đây tôi không thể không nhắc đến Hội thảo Khoa học quốc tế tổ chức tại Quảng Ninh ngày 19/3/2014. Bên lề Hội thảo này, bà GS Đào Nhất Đào, chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu kinh tế TQ, thuộc trường Đại học Thẩm Quyến TQ, trao đổi với phóng viên báo chí QN về kinh nghiệm phát triển Đặc khu kinh tế ở Thẩm Quyến và cơ hội đối với Vân Đồn.
Chẳng rõ bà GS họ Đào quá ấu trĩ hay là bà quá thâm hiểm, bà nhắc đến 30 năm xây dựng thành phố Thẩm Quyến và bà dụ được ông Phạm Minh Chính nguyên là một ông tướng Công an, vừa về làm Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh, mê mẩn đến mức ông không quản khó khăn về kiến thức và kinh nghiệm, ông lao vào nghiên cứu chuẩn bị cho Đặc khu Kinh Tế Vân Đồn, Đặc khu Kinh tế Bắc Vân Phong, cả Đặc khu Kinh tế Phú Quốc nữa, và tất nhiên ông là tác giả chính của 3 Dự án này… Cho đến hôm nay, ông đã là Ủy viên Bộ Chính trị, trưởng ban Tổ chức Trung ương của ĐCSVN và ông đã có đủ sức mạnh để ép Bộ Chính trị thông qua và quốc hội bấm nút thông qua.
Thưa ông Tướng Phạm Minh Chính,
Cái khác nhau cơ bản và quan trọng ở đây là thành phố Thẩm Quyến do người TQ tự quản lý, từ một làng chài, Thẩm quyến thành một Đô thị hiện đại, còn ba Đặc khu Kinh tế này cho nước ngoài thuê thuê 99 năm, để người nước ngoài quản lý muốn làm gì cũng được, kể cả sản xuất vũ khí. Ông tướng Công an có hiểu sự khác nhau đó không?
Chưa kể, đối với Việt Nam, ba nơi này có địa thế rất hiểm yếu về quân sự. Chỉ có những kẻ bán nước mới cho người nước ngoài vào án ngữ ở ba vị thế quan trọng này!
Một số hình ảnh:
Kh đọc đc
toàn bị chặn họng ko đọc đc
Đặc khu Thẩm quyến thành công nhờ TƯ BẢN đầu tư và họ ko đưa dân chúng qua sinh sống bên tàu.
Việt nam thì chưa cho thuê đất dân tàu đã tràn qua như bảo lũ.chưa kể môi trường bị tàn hại tan hoang.Nó đã có dã tâm chiếm đất mà còn rước nó vào. ĐMCS.
VŲØT TÙØNG LŪA
Gạo đã nấu thành cơm…không còn nghi ngờ gì nữa.
ro rang bon tau muon xam chiem dat nuoc viet nam the ma quoc hoi cu bao trong van ban dac khu kinh te khong co chu nao la cho tui tau ca,chi co trung cong thoi,that la ban dung to quoc viet nam roi