Quảng Cáo

Luật An ninh mạng hay Luật bịt miệng

Quảng Cáo

Phạm Nhật Bình – Việt Tân

Sáng ngày 12 tháng 6 vừa qua, Quốc hội bù nhìn CSVN đã làm một hành động đi ngược lại những chuẩn mực về nhân quyền là thông qua Luật An ninh mạng. Luật này không chỉ khai tử quyền “tự do ngôn luận” đã được CSVN viết trong hiến pháp 2013, mà kể từ đầu năm 2019 sau khi Chủ tịch nước chính thức ban hành Luật này, mọi sự phản đối của người dân trên mạng xã hội đều bị ghép tội phản động.

Hẳn bà Chủ tịch Quốc hội Kim Ngân phải xoa tay hài lòng vì đã đem về một chiến thắng cho Đảng, dù chiến thắng ấy không mấy vinh quang mà chỉ mang màu sắc ô nhục. Xét cho cùng 500 đảng viên đội lớp đại biểu cũng chỉ là loài giá áo túi cơm, chẳng phải là đại diện cho ai. Vì thế họ thoải mái bấm nút như những con robot ở nghị trường, không có gì đáng ngạc nhiên.

Theo tác giả Hoàng Anh của Luật Khoa tạp chí, tác giả của dự thảo luật này là bộ ba Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Thứ trưởng Lê Quý Vương và Cục trưởng An ninh Hoàng Phước Thuận. Rõ ràng là Quốc hội của chị Ngân không có khả năng làm luật mà chỉ có bổn phận làm… nghị gật. Cả Luật Biểu tình bấy lâu nay cũng do Bộ Công an soạn thảo, nhưng vẫn chưa xong, hoãn tới hoãn lui, thậm thò thậm thụt như chó ăn vụng bột. Bộ Công an làm luật, quốc hội thông qua và chính phủ thi hành, một trình tự luật pháp thật hiếm, chỉ tồn tại dưới chế độ toàn trị.

Được biết Luật An ninh mạng có 7 chương 43 điều, quy định các nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng và các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng mạng. Luật không chú trọng tới điều cốt lõi của an ninh mạng là những biện pháp “bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia” như trong định nghĩa, mà chỉ nhấn mạnh đến những hành vi mà chế độ độc tài nghiêm cấm như: sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi tổ chức; hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thậm chí còn kết tội những ai viết bài xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tôn giáo v.v… Nói tóm lại đó là những hoạt động nằm trong tầm truy tố theo những điều mơ hồ của Bộ luật hình sự hiện hành.

Như vậy ai cũng thấy ý đồ của đảng độc tài là nhằm bảo vệ chế độ trước sức công phá mãnh liệt của truyền thông lề trái thông qua các trang mạng xã hội. Từ nhiều năm nay Hà Nội đã thua trong trận chiến tự do internet. Chẳng những vậy năm nào Việt Nam cũng bị tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) xếp vào những nước là kẻ thù Internet, một trong 5 quốc gia đứng cuối bảng về tự do báo chí. Không làm gì tốt hơn cho môi trường tự do ngôn luận của đất nước thường xuyên bị tuyên giáo đảng siết chặt, nay Hà Nội buộc phải đi theo vết chân của Trung Cộng để kiểm soát toàn diện và triệt để các trang mạng xã hội như Facebook, Google. Hơn thế nữa chúng còn hình sự hóa các hoạt động phản biện ôn hòa của người dân. Thấp thoáng trước mắt là những điều 79, 88… sẵn sàng mang ra chụp lên đầu các công dân mạng.

Tuy Luật An ninh mạng đã được thông qua với kết quả trên 86% số đại biểu bỏ phiếu đồng ý, nhưng nó đã cho ta thấy hai ý nghĩa quan trọng của sự thông qua này.

Thứ nhất, mặc dù luật có vai trò bảo vệ sự tồn tại lâu dài của chế độ, nhưng đã có khoảng hơn 10% số đại biểu đã không đồng tình với dự luật này. Sự kiện một dự luật nhằm bảo vệ chế độ mà các đảng viên không “nhất trí” bỏ phiếu ủng hộ 100% cho thấy dư luật này không nhằm phục vụ quốc gia và nguyện vọng người dân mà chỉ để củng cố quyền lực cho một thiểu số phe nhóm đang nắm quyền. Nó cũng cho thấy nhận thức của một số đại biểu đảng viên, tuy còn ít ỏi nhưng bắt đầu cất lên tiếng nói bất đồng trong quốc hội, bất chấp sự o ép của Đảng.

Thứ hai, những quy định khắt khe của luật này đã đi ngược lại chính Hiến pháp 2013 do nhà nước cộng sản ban hành và nhất là điều 19 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm…”. Bởi vì khi Luật An ninh mạng có hiệu lực kể từ 1/1/2019, những quyền riêng tư, bí mật cá nhân lẽ ra phải được tôn trọng, giữ kín thì luật này buộc cơ quan quản lý máy chủ của mạng Internet phải cung cấp cho công an Việt Nam theo dõi. Đây là sự sai trái hay cũng có thể nói là vi phạm nhân quyền, vì đe dọa nặng nề đến tính an toàn bảo mật những dữ kiện cá nhân của tất cả mọi người đang sử dụng internet.

Ông David Brown, cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam chia xẻ điều này trong quan điểm của một nhà quan sát: “Tệ hơn nữa, theo quan điểm của tôi, bộ luật vừa được thông qua là một nhạo báng cho cam kết của Việt Nam với tự do ngôn luận. Cảnh sát bây giờ sẽ có thể buộc Google (Youtube), Facebook và phương tiện truyền thông xã hội khác cho họ truy cập vào các tài khoản của bất kỳ công dân Việt Nam nào. Tuy nhiên, tôi sẵn sàng đánh cược rằng, như họ từng làm trước đây, giới tư tưởng độc lập của Việt Nam sẽ tìm cách gây thất vọng cho Đảng.”

Không thể nói gì khác hơn, rõ ràng là CSVN tung ra luật này như một công cụ để tùy tiện đe dọa và bịt miệng người dân bằng những biện pháp vô pháp luật. Nó cũng cho phép công an xâm nhập ngang nhiên vào đời sống tinh thần riêng tư của công dân Việt nam để quy tội và bắt bớ.

Nhưng thời đại ngày nay rất khó cho kẻ độc tài làm chuyện đó, nhất là trên mạng ảo. Tư tưởng con người luôn ở trong trạng thái biến đổi khôn lường thì chế độ cộng sản dù ba đầu sáu tay làm sao có thể kiểm soát nổi những ý nghĩ hay dự tính của con người.

Tham vọng bịt miệng người dân bằng Luật An ninh mạng rốt cuộc càng bôi đen thêm bộ mặt chế độ độc tài trong những ngày cuối cùng của nó.

Chia sẻ bài viết trên các mạng xã hội
FacebookTwitterTumblrGoogle+

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux