Tân Phong – viettan.org |
Khi triệu trái tim cùng chung nhịp đập
Ngày 10.06.2018 là một ngày đáng ghi nhớ. Ngày mà hàng triệu đồng bào cùng chung một ước nguyện, chung một ý chí và hành động, thời khắc mà tình yêu nước, tinh thần dân tộc đủ lớn để cho những người dân nhỏ bé vượt qua nỗi sợ hãi trước dùi cui và tù đày, đồng loạt xuống đường biểu tình trên nhiều tỉnh thành toàn quốc. Hàng triệu người bày tỏ sự phản đối những dự luật sai trái “bán nước, buôn dân” của tà quyền CSVN sắp sửa được một bầy đại biểu quốc hội bù nhìn và gian manh thông qua hai dự luật là Đặc khu kinh tế và an ninh mạng.
Từ Hà Nội đến Sài gòn, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Rang, Bình Thuận… những cuộc biểu tình lớn nổ ra tưng bừng, phần lớn trong không khí ôn hòa ngoại trừ khu vực Phan Rang, Bình Thuận, nơi mà người dân thường trực phải chịu đựng cảnh bị chính quyền cướp bóc, tước đoạt đất đai và chịu ô nhiễm môi trường từ các nhà máy nhiệt điện của Trung quốc.
Sự phẫn uất dồn nén lâu ngày đã bùng phát khi nhà cầm quyền trấn áp người biểu tình bằng hơi cay, đã bị người dân phản ứng quyết liệt và đáp trả bằng gạch đá. Người biểu tình đập xe đặc chủng của cảnh sát và đánh trả cảnh sát cơ động bằng bất cứ thứ gì có thể, khiến cho lực lượng này phải “chạy có cờ”, một số thanh niên đã chiếm trụ sở UBND tỉnh và Sở KHĐT, châm lửa đốt phá tài sản. Đã xảy ra thương vong, một người bị đánh chết và bạo loạn vẫn tiếp tục. Nhiều cán bộ ở Bình Thuận đã “di tản” cùng tài sản và gia đình vào thành Hồ. Tuy nhiên, những gì diễn ra ở Bình Thuận không đại diện cho bức tranh biểu tình hôm 10.06.2018.
Nhà nước CSVN thổi phồng vai trò “xúi giục” của các tổ chức nước ngoài rõ ràng là một điều lố bịch. Họ đang sợ một “con ngáo ộp” và nhìn nhận những người dân xuống đường hôm nay dưới góc độ khác – góc độ cạnh tranh quyền lực và lật đổ chính quyền. Xuất phát từ não trạng này cùng truyền thống sử dụng “bạo lực cách mạng”, nhà cầm quyền CSVN rất có thể, sẽ có những bước đi sai lầm trong những ngày tới khi đối phó với sự phản kháng của người dân.
Thay vì đối diện và đối thoại để lắng nghe sự lo lắng của người dân, những nhà lập pháp Việt Nam với thói quen ngủ gật và “bấm nút” theo chỉ đạo của Bộ Chính trị gần như chắc chắn sẽ gây ra một thảm họa ô nhục không những đưa cả thể chế mà còn cả số phận dân tộc này thực sự “xuống hố cả nút” bằng việc thông qua hai dự luật cực kỳ phản động và ngu xuẩn mà chủ yếu chỉ thỏa mãn quyền lợi của một nhóm nhỏ quyền lực chóp bu đang tính “nước sót” trong “vụ áp phe cuối cùng” trước khi rời con tàu đắm.
Nếu nhà cầm quyền CSVN nhìn nhận một cách thực chất và toàn diện, khách quan về những cuộc biểu tình ngày 10.06.2018 thì họ có thể thấy đây là một cuộc biểu trưng lòng yêu nước, nhu cầu quyền tự do ngôn luận phải được đảm bảo của người dân.
Ở một số nơi bùng phát bạo động như Bình Thuận, Phan Rang, Phan Rí có nguyên nhân khác sâu xa hơn. Đó là nơi mà những người dân mang theo cả sự phẫn uất bấy lâu nay trong cuộc sống bị chà đạp quá mức, thường xuyên bị nhà cầm quyền sở tại tước đoạt đất đai, sự nhũng nhiễu kinh khủng của những tập đoàn cộng sản gia đình trị từ cấp “làng, xã” trở đi, và chịu đựng bầu không khí ô nhiễm dưới những ống khói thải của các nhà máy Trung cộng… nhân dịp này bùng phát thành những hành động bạo lực đầy giận dữ.
Một thể chế mà quyền lực không xây dựng từ nền tảng chính nghĩa và xã hội đã chịu đựng quá lâu những bất công thì việc bùng nổ trận hồng thủy hủy diệt từ đám đông quần chúng chỉ là vấn đề thời gian và bây giờ mới là bắt đầu.
Cuộc biểu tình lớn ở Saigon
Thành Hồ “chào đón” những người dân xuống đường biểu tình chống dự luật Đặc khu và luật an ninh mạng bằng một lực lượng an ninh khổng lồ, khoảng 20 ngàn người thuộc tất cả các đơn vị vũ trang. Từ đêm hôm 9.6, rạng sáng mùng 10.6 mọi lực lượng từ an ninh chìm chống bạo loạn, cảnh sát đặc nhiệm, 113, 141, cảnh sát hình sự, công an trật tự, công an giao thông, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ, trật tự đô thị… dày đặc khu vực trung tâm và các điểm có “truyền thống” biểu tình.
Mỗi một góc đường đều thường trực 1 trung đội cảnh sát và các lực lượng hỗ trợ. Càng vào gần trung tâm, lực lượng an ninh cảnh sát… càng đông. Tập trung xung quanh khu vực nhà thờ Đức Bà khoảng 3000 lính thuộc các lực lượng chìm nổi khác nhau. Mọi nẻo đường vào khu vực trung tâm như Hai Bà Trưng, Yersin, Bến Nghé, Chợ Bến Thành… đều giăng kín công an, cảnh sát đặc nhiệm vũ trang tiểu liên cực nhanh MP5, lực lượng đàn áp biểu tình trang bị tận chân răng, xe cứu hỏa PCCC, hàng rào thép gai từng góc phố… Không khí cực kỳ căng thẳng.
8 giờ sáng ngày 10.06.2018, những người dân tụ tập dần xung quanh khu vực nhà thờ Đức Bà, một số di chuyển bằng xe máy và một số đi bộ. Phía trước mặt nhà thờ, một nhóm nhỏ người dân chủ yếu là phụ nữ và người già khoảng 50 người ngồi chơi và chờ đợi có thêm người tới. Vây kín xung quanh khoảng 3 đại đội cảnh sát trật tự, giao thông, an ninh chìm, thanh niên xung phong. Tuy nhiên, theo ghi nhận từ hiện trường thì cuộc biểu tình ban đầu diễn ra khá yên lặng. Hai bên “nhìn nhau” dò xét.
Với lực lượng đông đảo và chuẩn bị sẵn từ đầu, lực lượng an ninh của thành Hồ có thể hoàn toàn chia cắt và giải tán đám đông biểu tình từ sớm. Nhưng cuộc biểu tình ở khu vực nhà thờ Đức Bà và phố đi bộ Nguyễn Huệ khá ôn hòa. Lực lượng chức trách hầu như chỉ làm công tác đảm bảo giao thông, ngăn chặn bạo loạn nếu có mà không tiến hành bắt bớ hoặc trấn áp.
Ở khu vực Lãnh sự quán Mỹ và Hoàng Văn Thụ thì tình hình phức tạp hơn. Địa điểm Lãnh sự quán Mỹ là một địa điểm cực kỳ nhạy cảm đối với CSVN và việc đàn áp người dân mạnh tay ở ngay trước mũi người Mỹ thì quả là khó chấp nhận. Con số người dân tham gia biểu tình tại hai địa điểm trước tòa Lãnh sự quán Mỹ và Hoàng Văn Thụ khoảng chừng 3000-5000 mỗi địa điểm.
Khoảng thời gian 11 giờ trưa, con số người tập trung lên tới hàng chục ngàn người, đặt lực lượng cảnh sát trong tình thế hoàn toàn bị động. Có xảy ra xô xát nhỏ và bắt người nhưng nhanh chóng bị người dân với số đông đã thắng lực lượng an ninh với số lượng ít hơn và không dám ra tay đàn áp. Một vài người bị đánh lén và khoảng hơn chục người bị bắt và đưa về các phường gần đó. Tuy vậy, nhìn chung, phần lớn các cuộc biểu tình ở khu vực Sài gòn diễn ra khá ôn hòa và việc trấn áp hạn chế so với những lần trước đây.
Hà Nội đang toan tính điều gì?
Ngoại trừ khu vực Bình Thuận và Phan Rí, các cuộc biểu tình trên qui mô toàn quốc ở nhiều tỉnh thành trong ngày 10.06.2018 của người dân chống lại hai dự luật “bán nước” và “bịt mồm” người dân diễn ra trong không khí ôn hòa và kiềm chế. Lực lượng trấn áp cũng không dám ra tay đàn áp như những đợt biểu tình chống Trung cộng trước đây.
Đây chắc chắn là chỉ đạo của Hà Nội khi gần đây Viêt Nam liên tục bị quốc tế nêu tên sau hàng loạt những vi phạm nhân quyền tồi tệ và đang đứng trước nguy cơ bị cô lập về chính trị và trừng phạt về cả kinh tế, ngoại giao, đặc biệt từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và những phiên tòa man rợ với HAEDC, mẹ Nấm, Trần Thị Nga…? Một khía cạnh khác, Hà Nội có thể nhân đây gửi đi một thông điệp tới “người bạn tốt, láng giềng tốt” để nâng cao “vấn đề” và có được thỏa thuận “có lời hơn”?
Điều mà nhóm chóp bu lãnh đạo đảng lo lắng trước mắt không phải là phản ứng giận dữ của người dân hay an ninh trật tự xã hội mà là núi bất động sản khổng lồ của những “cá mập” cần phải tìm mọi cách để “thanh khoản” và bán được giá.
Nếu dự án Luật Đặc khu không được phê duyệt, ngay lập tức, cơn điên loạn bất động sản ở đây sẽ nhanh chóng xì hơi và đó thực sự làm cho giới chức chóp bu mất ăn mất ngủ. Việc thông qua dự luật này dưới áp lực của Bắc Kinh chỉ là vấn đề thời gian và một kịch bản “BOT thu giá” lại được tái hiện với sự hoãn binh kéo dài thời gian thông qua dự luật Đặc khu tới cuối năm nay. Nhưng trước đó, dự luật thâm hiểm hơn nhiều là dự luật An ninh mạng chắc chắn sẽ phải thông qua mọi giá để đám dân đen không thể mở miệng.
Lúc đó, cơn ác mộng “sự im lặng của bầy cừu” sẽ được hiện thực hóa trên qui mô quốc gia và sự tàn độc không có giới hạn của người CS sẽ được bộc lộ mà không cần che giấu.
Tân Phong, ngày 10.06.2018
Leave a Comment