Nếu các tập đoàn Trung Quốc đổ bộ vào ba đặc khu Việt Nam thì họ được quyền kinh doanh những gì? Có rất nhiều lĩnh vực “nhạy cảm” mà doanh nghiệp trong nước lâu nay vẫn bị làm khó thì đặc khu sẽ mở rộng toác cửa để “nhà đầu tư” Trung Quốc thâm nhập. Dựa vào “Phụ lục 4: Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu (Ban hành kèm theo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc)”, Trung Quốc có thể kinh doanh vài hoặc tất cả trong tổng cộng 131 danh mục sau:
– Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ
– Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị.
– Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng
(Chú thích của người viết: Vũ khí quân dụng sản xuất cho ai? Cho Trung Quốc, hay Việt Nam, hay có thể xuất khẩu đến nước khác? Việt Nam trở thành nơi mà Trung Quốc có thể sản xuất vũ khí dùng để bảo vệ Trung Quốc và dùng để tấn cô Việt Nam nếu cần?)
– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ
– Hành nghề luật sư
– Hành nghề công chứng
– Hành nghề giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả
– Kinh doanh chứng khoán
– Kinh doanh bảo hiểm
– Kinh doanh xổ số
– Kinh doanh casino
– Kinh doanh dịch vụ đặt cược
Rồi:
– Kinh doanh xăng dầu
– Kinh doanh khí
– Kinh doanh dịch vụ nổ mìn
Kể cả:
– Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
– Kinh doanh vàng
– Kinh doanh rượu
– Kinh doanh sản phẩm thuốc lá
– Kinh doanh khoáng sản
– Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp
– Hoạt động dầu khí
(Trung Quốc có thể khai thác dầu khí ở các mỏ dầu Việt Nam và các mỏ khoáng sản Việt Nam?)
Thậm chí:
– Kinh doanh cảng hàng không, sân bay
– Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
(Trung Quốc được quyền khai thác sân bay Việt Nam hay họ có quyền xây sân bay để phục vụ cho họ? Có nguy cơ nào dẫn đến việc những sân bay này trở thành sân bay quân sự của Trung Quốc?)
Còn nữa:
– Kinh doanh dịch vụ bưu chính
– Kinh doanh dịch vụ viễn thông
– Hoạt động của nhà xuất bản
– Kinh doanh dịch vụ phát hành xuất bản phẩm
– Kinh doanh dịch vụ mạng xã hội
– Kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
– Kinh doanh dịch vụ thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
– Kinh doanh dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động, mạng Internet
Chưa hết, tập đoàn Trung Quốc còn có thể:
– Kinh doanh dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền “.vn”
– Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động
– Kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ
– Kinh doanh dịch vụ phát hành và phổ biến phim (Những “Biển Đỏ” sẽ được chính thức phát hành tại Việt Nam, tại các đặc khu, và Việt Nam không thể làm gì à?)
– Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (Trung Quốc mặc sức đưa du khách sang Việt Nam sao?)
– Kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu (Sẽ có những chương trình nhảy múa ca tụng Mao Trạch Đông và Tập Cận Bình phát sóng ngay tại Việt Nam?)
Và còn nữa, Trung Quốc còn được phép:
– Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (Rồi ai sẽ kiểm soát các cuộc chảy máu cổ vật?)
– Nhập khẩu phế liệu (Ai chịu trách nhiệm khi Việt Nam biến thành bãi phế liệu nhập từ Trung Quốc?)
…
Có thể những diễn dịch trên là “quá lo xa” nhưng có thể thấy rõ rằng toàn bộ nội dung “Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc” đã được soạn, để “trình Quốc hội”, bằng một thái độ hời hợt cực kỳ nguy hiểm. Những người cố vấn hoặc chủ trương soạn dự luật này, hoặc quá thiếu hiểu biết về nhiều mặt trong đó có pháp lý, hoặc họ bất chấp đến mức chẳng cần quan tâm đến chủ quyền. Họ cần tiền đến mức có thể bán rẻ quốc gia vậy sao? Hay họ đang rắp tâm làm điều gì đó khác thậm chí nguy hiểm hơn vạn lần?
Leave a Comment