Dự luật “lập 3 đặc khu cho thuê 99 năm” hay dự luật bán nước?

Các ông bà nghị quốc hội CSVN
- Quảng Cáo -

Song Chi – RFA

Mấy ngày qua từ trên báo chí chính thống cho đến trên mạng đã có quá nhiều bài viết bày tỏ sự lo ngại về dự án lập Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (đặc khu) cho nước ngoài (mà nhiều khả năng là Trung Quốc) thuê với thời hạn 99 năm, về những hệ lụy khôn lường của dự luật này, nhất là trong khía cạnh an ninh, quốc phòng, chủ quyền đất nước…Người viết không muốn nhắc lại những điều đó nữa. Chỉ có một câu hỏi: Chúng ta thấy gì qua việc Quốc hội của nhà nước CHXHCN VN chuẩn bị bấm nút thông qua đề xuất “lập 3 đặc khu cho thuê 99 năm”?

1. Sự bất lực, bất tài, vô trách nhiệm của một đảng cầm quyền. Điều hành, lãnh đạo đất nước kiểu gì mà lâu nay bao nhiêu tài nguyên đất nước đào lên bán, bao nhiêu thuế phí các loại nhân dân è cổ ra đóng, bao nhiêu ngoại tệ mồ hôi xương máu của đồng bào ở nước ngoài và người đi lao động xuất khẩu gửi về hàng năm, cộng thêm tiền cho vay ưu đãi từ các nước trong nhiều năm qua, vậy mà cứ càng ngày càng nợ, nợ ngập mặt; mỗi năm cứ làm ra mười đồng thì trả lãi cho các nước hết bảy đồng, đến nỗi cuối cùng phải cắt từng phần thân thể đất nước ra cho thuê dài hạn?

2. Quốc hội chỉ là một cơ quan bù nhìn, cái gì mà Bộ Chính trị “đã kết luận rồi” là phải thông qua, thật ra từ trước tới giờ với mọi luật lệ của nhà nước này đều như thế, đều do Bộ Chính trị quyết định, qua câu nói của bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật” (“Phải bàn để ra được luật đặc khu”, VnEconomy)

- Quảng Cáo -

3. Lộ mặt những kẻ tham tiền, bán nước, đó là những kẻ công khai ủng hộ việc thông qua dự luật này! Trong đó có bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với câu nói trên đây, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu với câu phát biểu “Làm đặc khu là theo đúng nguyên lý là “dọn chỗ” để thu hút “phượng hoàng”đến làm tổ.” (“Phó Chủ tịch QH: Dọn chỗ đón ‘phượng hoàng’ vào đặc khu”, VietnamNet), Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng “đề nghị cho phép giữ nguyên thời gian cho thuê đất 99 năm như dự thảo. Bởi đây cũng là 1 chính sách vượt trội của nước ta và nhiều nước đã thực hiện” (“Đặc khu: Bộ trưởng KH&ĐT đề nghị giữ nguyên thời gian cho thuê đất 99 năm”, VietnamNet), ông Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội Việt Nam với câu nói “Tại sao cứ sợ ảnh hưởng của Trung Quốc tại các đặc khu. Tại sao ở Úc, Pháp, Mỹ… đều có Chinatown. Ở California mình có Little Saigon. Ở đó toàn người Việt, nói bằng tiếng Việt, thì bang California có lo ngại vấn đề an ninh quốc phòng hay không?” (phỏng vấn trên Nhadautu.vn (9/5/2018),…và những kẻ khác nữa. Lịch sử rồi sẽ ghi danh bọn tội đồ bán nước công khai này.

4. Có thể tin vào những lời cam kết, hứa hẹn của những ai đang ra sức ủng hộ dự luật hay không? Hãy nhìn lại xem, có ai đếm được bao nhiêu lần đảng và nhà nước cộng sản VN có những quyết định, những chọn lựa sai lầm trong hơn 7 thập kỷ qua? Sai lầm từ trong lựa chọn mô hình thể chế chính trị, con đường đi cho đất nước, chọn bạn, chọn đồng minh, chọn giải pháp thống nhất bằng chiến tranh… cho đến những sai lầm về kinh tế đã đẩy VN ngày càng tụt hậu, ngập trong nợ nần và ngày càng lệ thuộc nặng nề vào Trung Cộng. Mới đây nhất trong vụ Bauxite Tây Nguyên hay Formosa, bất chấp sự ngăn cản của bao nhiêu trí thức, nhà khoa học, nhà chuyên môn và dân chúng, cái đám quyết liệt ủng hộ những dự án đó cũng nói hươu nói vượn rằng dự án sẽ lời ra sao, kinh tế VN sẽ cất cánh như thế nào…Bây giờ bauxite Tây Nguyên lỗ ngập mặt, Formosa chưa thấy lời đâu nhưng tác hại về môi trường, sức khỏe con người thì quá rõ…

Vậy mà bây giờ chúng lại quyết liệt ủng hộ việc cho Tàu thuê đất thành đặc khu trong 99 năm và vẽ ra những cái lợi trên trời. Ai tin được? Và nếu thất bại thì 99 năm sau bọn chúng, những kẻ đề xuất hay ký quyết định thông qua việc thành lập các đặc khu ngày hôm nay có còn sống để mà chịu trách nhiệm, thậm chí cả cái đảng cộng sản cũng có còn tồn tại để mà chịu trách nhiệm? Hay lại cũng các thế hệ con cháu người Việt trong tương lai phải hốt phân cho chúng? (Đó là nếu như VN còn tồn tại để mà sửa chữa lại những di hại kinh hoàng do chế độ cộng sản để lại)!

5. Nhưng điều đáng buồn và đáng lo hơn nhiều là có bao nhiêu phần trăm trong số gần 100 triệu dân Việt cả trong và ngoài nước quan tâm, lo lắng đến dự luật này?

Lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt đã từng vài lần mất nước, trong đó có 1000 năm đô hộ giặc Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây. Và trong thế kỷ XX, một chế độ tự do, dân chủ hơn, nhân bản, thịnh vượng hơn là chế độ VNCH đã bị bức tử, mất vào tay chế độ cộng sản độc tài, lạc hậu, luôn luôn đặt quyền lợi của đảng, của chế độ lên trên lợi ích của đất nước, dân tộc. Đó là những trang sử buồn, những bài học đau đớn cho cả dân tộc. Những bài học đó không lẽ vẫn chưa đủ thức tỉnh người Việt?

Nếu lần này VN lại mất vào tay Trung Cộng thì tương lai của đất nước này, dân tộc này còn tồi tệ đến đâu?

- Quảng Cáo -

47 CÁC GÓP Ý

  1. ….VÔ CẢM XÚC….

    Nghìn năm đô hộ bởi Tàu
    Trăm năm ngoại quốc thay nhau phá nhà
    Quê nghèo ĐẤT VIỆT của ta
    Còn đâu manh áo nữa mà mặc đây ?

    Thương hình dáng nhỏ mẹ gầy
    Còng lưng gánh Nước… mắt cay lệ tràn
    Dựng xây từ đống tro tàn
    Đã từng nhuộm đỏ.. cơm chan huyết hồng!

    Mấy mươi năm ấy hoài công ?
    Dậm chân tại chỗ rắn rồng chúng xơi
    Còn đâu Hòn Ngọc một thời
    Viễn Đông đệ nhất thành nơi nợ nần!?

    Họp hành ngủ mập cái thân
    Dân nuôi béo trắng… dân cần thế sao..?
    Nhìn xem mà giận sôi trào
    Tốn cơm, hao của, lương cao lộc nhiều!

    Làm thì chả được bao nhiêu
    Cái hàm rộng ngoác khoái chiêu cạp tiền
    Đêm đêm lượn phố hồn nhiên
    Ăn chơi phè phõn ngày liền gáy thôi!

    Thế này đến chỉ việc ngồi
    Tối qua đập phá ..than ôi ngủ gà
    Hỏi sao dân chúng nghèo nha
    Việt Nam chẳng tiến được mà đắng không?

    Vác thân tới họp ngủ xong
    Rủ nhau vào quán thả rông dê già
    Thêm vây kéo cánh đàn ca
    Những viên Quan Tốt hở ra chúng đì?!

    Tập gian, Tập giối mà chi
    Tập mua, Tập khiến, những gì biết không.?
    Thức nào đáp nghĩa non sông
    Dựng xây Đất Việt cho lòng được yên!?

    Cha ông hồn phách gắn liền
    Non sông bốn biển thiên nhiên núi rừng
    Thắt lòng với lũ Khuyển Ưng
    Đang tâm hại nước không ngừng phá tan!

    Tai to miệng lớn ăn tàn
    Xin đừng bán nữa khổ dân héo mòn
    Huyết trào sôi sục căm hờn
    Tàu đang nuốt trọn hết trơn đảo nhà.

    Thành Đô hai tiếng xót xa
    Đồng”Nhân Dân Tệ” nước nhà hiểm hung
    Mà dân chúng khổ muôn trùng
    Tài nguyên biển chết hãi hùng Chế ơi..?

    Nhân đây nhắn gửi đôi lời
    Vẫn còn cơ hội biết vơi hãy dừng
    Dân giờ “cái bụng” hổng ưng
    Dân hờn Dân đập thì đừng khóc than!?

    Thân tàn ma dại cả đàn
    Lo mà giữ nước Khựa càn khắp nơi
    Tầu Trung cướp biển ngoài khơi
    Đâm chìm ngư phủ kêu trời đã vơi..?

    Chẳng thương chẳng giám mở lời
    Mau lên thức giấc cùng coi nước nhà
    Quên hương này của chúng ta
    Đừng mang thêm tội…. ông cha tủi hờn!?

    Nỗi Niềm người Cô Độc.

  2. Bán nước lâu r giờ tới kỳ hạn giao nước nên tụi cộng sản bắc việt kiếm cớ cho tàu vô 3 điểm của nước VN đống quân ở đó r chọn ngày bàn giao cho tàu quản lý . đến giờ là nước Việt thành tỉnh lẻ của tàu cộng k còn chống cự được nửa

  3. NHÌN LẠI LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ
    Sự thối nát về chính thể + sự hèn nhát của triều đình nhà Nguyễn đã đưa cả dân tộc Việt vào vòng nô lệ!
    Trông về quá khứ lịch sử để xem xét hiện tại mà suy ngẫm !
    (Lập bảng về 4 hiệp ước bán nước của nhà Nguyễn với Pháp (hiệp ước Giáp Tuất, hiệp ước Quý Mùi, hiệp ước Hác-măng, hiệp ước Pa-tơ-nốt) theo nội dung: Tên hiệp ước, thời gian, hoàn cảnh, nội dung, hệ quả )
    1. Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862
    * Hoàn cảnh:
    Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng, lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên
    triều đình đã kí với pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất với nội dung:
    – Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
    – Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến……
    Nhận xét:
    – Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
    – Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
    Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.
    2. Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874
    * Hoàn cảnh:
    – Chiến thắng của ta ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ còn quân và dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
    – Ngược lại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn lo sợ nên đã vội vã kí với pháp Hiệp ước Giáp Tuất, trước mắt để pháp rút khỏi Bắc Kì.
    * Nội dung:
    – Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
    – Quân Pháp sẽ rút hết quân ở Bắc Kì.
    Nhận xét:
    – Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.
    – Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.
    3. Hiệp ước Quý Mùi:
    * Hoàn cảnh:
    – Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm quân Pháp thêm hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp.
    – Sau khi có thêm viện binh, lại nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, triều đình nhà Nguyễn lục đục, thực dân Pháp chớp ngay lấy cơ hội và quyết định tấn công thẳng vào cửa ngõ kinh thành Huế Đó là cửa biển Thuận An.
    – Ngày 20/8/1883 sau 2 ngày bắn pháo, quân Pháp đổ bộ lên Thuận An.Triều đình hoảng hốt xin đình chiến.
    – Cao ủy Pháp lên ngay Huế, đưa ra bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận và kí ngày 25/8/1883. Hiệp ước mang chính tên viên Cao ủy Pháp: Hiệp ước Hac – măng (còn gọi là hiệp ước Quý Mùi) với nội dung:
    + Triều đình Huế Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì,cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh_Nghệ_Tỉnh được sáp nhập vào Bắc Kì .Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì,nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình,nắm cá quyền trị an và nội vụ.Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
    > Nhận xét:
    – Tuy nội dung hiệp ước chỉ nói đến mức độ bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và trung Kì nhưng thực chất quyền đối nội, đối ngoại của triều đình đã phụ thuộc vào Pháp và do Pháp quyết định. Vì vậy, thực chất hiệp ước 1883 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lạp. Tuy vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình phong kiến chỉ còn là tay sai cho Pháp.
    Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.
    4. Hiệp ước Pa – tơ – nốt ngày 6/6/1884
    * Hoàn cảnh
    – Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.
    – Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa – tơ – nốt ngày 6/6/1884
    Nhận xét :
    – Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.
    Kết luận chung:
    – Từ các bản hiệp ước nói trên ta đã có đủ bằng chứng kết luận từ năm 1858 – 1884, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã đầu hàng từng bước tiến tới đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp.

  4. chúng ta hãy thực hiện quyền công dân, đất nước do dân vì dân, đóng thuế để nuôi bộ máy cồng kềnh này, đi họp mất bao nhiêu tiền của mà lại ngủ hàng loạt thế này. Chúng ta không thể nộp thuế mà để tốn phí như vậy, đồng tiền thuế là xương máu của nhân nhân. Chung ta phải đòng loạt phản đối, không làm được thì nghỉ.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here