Quảng Cáo

Trung quốc và “bẫy nợ”

Cảng biển Hambantota tại Sri Lanka

Quảng Cáo

Fb. Đỗ Ngọc Thống|

Tôi sợ Việt Nam rồi cũng sập “bẫy nợ” của Trung Quốc như các nước nêu trong bài báo này thôi. Tôi nghĩ các vị đại biểu QH nên yêu cầu Chính Phủ báo cáo xem Việt Nam đã nợ TQ bao nhiêu tiền? Kế hoạch trả nợ cho TQ thế nào? Liệu có bị vỡ nợ hay bị sập bẫy nợ của TQ hay không? Hàng loạt quốc gia đang sập “bẫy nợ” TQ đây này.
Cũng là nợ nần cả thôi, nhưng nợ anh em, bạn bè, người thân và nợ thằng cho vay nặng lãi là rất khác nhau – nhất là cái thằng mà khi vừa cho vay đã thèm muốn và nghĩ ngay đến việc chiếm nhà người nợ rồi… thì phải rất cảnh giác.

Đây là mấy thông tin vắn tắt nêu trong bài báo :

“Năm 2015, một công ty Trung Quốc đã ký được hợp đồng thuê 99 năm đối với cảng nước sâu Darwin của Úc – nơi đóng quân của hơn 1.000 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ – với giá trị 388 triệu USD (506 triệu đô la Úc).

Tương tự, sau khi cho quốc gia châu Phi Djibouti vay hàng tỷ đô đến mức ngập nợ, Trung Quốc đã thiết lập căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của nước này trong năm 2017. Căn cứ này tuy nhỏ nhưng mang tính chiến lược quan trọng, chỉ cách căn cứ hải quân Mỹ vài km – cơ sở quân sự thường trực duy nhất của Mỹ ở Châu Phi. Bị mắc kẹt trong khủng hoảng nợ, Djibouti không có lựa chọn nào khác ngoài việc cho Trung Quốc thuê đất với mức giá 20 triệu USD/năm. Trung Quốc cũng đã sử dụng “bẫy nợ” đối với Turkmenistan (một quốc gia tại Trung Á) để khai thác khí tự nhiên của nước này thông qua một đường ống dẫn khí mà phần lớn dẫn sang Bắc Kinh.

Một số quốc gia khác như Argentina, Namibia hay Lào đều bị rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc, buộc những nước này phải đối mặt với những quyết định đau đớn để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ. Khoản nợ nần của Kenya với Trung Quốc giờ đây đang đe dọa biến cảng Mombasa tấp nập – cửa ngõ vào Đông Phi – thành một Hambantota khác.”

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
whatsapp
line
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux