Kỳ họp quốc hội đang diễn ra vào tháng Năm năm 2018 đã bất chợt dậy lên ‘không khí tranh luận sôi nổi và kịch liệt’ giữa các đại biểu quốc hội về ‘tăng trưởng có dựa vào dầu thô hay không’, trong khi không có bất kỳ một ý kiến nào lo ngại về nguy cơ dự trữ dầu thô của Việt Nam sắp cạn trong ít năm tới, và chính thể độc đảng ở Việt Nam đang mất ăn ngay trên vùng chủ quyền của mình bởi Trung Quốc vừa gây ra một sức ép đe dọa mới khi thiết kế ‘đường lưỡi bò’ liếm qua 67 lô dầu khí của Việt Nam.
“Nếu không dựa vào 1,29 triệu tấn dầu thô khai thác vượt kế hoạch thì tăng trưởng năm 2017 không thể đạt kế hoạch” – đại biểu Hoàng Quang Hàm khơi ngòi cuộc tranh cãi ‘thuận ý đảng’ trên.
Ông Hàm cũng giải thích thêm là “Bởi 1 triệu tấn dầu thô sẽ đóng góp 0,3% tăng trưởng, nếu không có số dầu thô tăng thêm GDP có thể chỉ đạt 6,4-6,6%”, khi đề cập đến con số tăng trưởng 6,81% vào năm 2017 đầy khoe khoang thành tích của Thủ tướng Phúc.
Trong khi đó, đại biểu Trần Quang Chiểu “khẳng định không có chuyện tăng trưởng 2017 dựa vào dầu thô và các tài nguyên khác thuộc lĩnh vực khai khoáng. Cụ thể, chỉ tiêu khai thác dầu thô năm 2016 là 15,2 triệu tấn nhưng thực tế khai thác hơn 13,5 triệu tấn, nghĩa là hụt đi 1,6 triệu tấn. Như vậy là dầu thô đã tăng trưởng âm”.
Còn đại biểu Nguyễn Quang Dũng tranh luận với đại biểu Hàm rằng “Báo cáo 198 của Chính phủ năm 2017 cho thấy tổng ngân sách thu 1.288.660 tỉ đồng, thu dầu thô 49.580 tỷ đồng, tỷ lệ 3,8%, tức đóng góp vào tổng thu là không lớn. Cách phát biểu của đại biểu Hàm dễ làm cử tri hiểu rằng tăng trưởng kinh tế năm 2017 là dựa vào dầu thô”…
Nhưng các đại biểu ăn tiền thuế của dân lại như thể cố ý bỏ qua một ‘tin buồn’ mới xuất hiện vào đầu năm 2018 – phát ra bởi ông Từ Thành Nghĩa, Tổng giám đốc Vietsovpetro – mà có thể khiến giới chóp bu Việt Nam mất ngủ: hầu hết các mỏ dầu ở Việt Nam đều đã khai thác trong thời gian dài và hiện đang trong giai đoạn cuối dẫn tới suy giảm sản lượng tự nhiên. Trong đó, mỏ Bạch Hổ cung cấp sản lượng lớn nhất, chiếm hơn 60% sản lượng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) từ xưa đến nay, đã vào giai đoạn suy kiệt.
“Móng mỏ Bạch Hổ còn quanh quẩn 10 triệu tấn, tối đa chỉ khai thác được 4-5 năm nữa thôi”, ông Từ Thành Nghĩa nói tại Hội nghị tổng kết năm 2017 của PVN. “Việc duy trì mỗi năm khai thác trên 4 triệu tấn là một thách thức”.
Theo báo cáo của PVN, gia tăng trữ lượng dầu khí năm 2017 đạt thấp hơn nhiều so với mục tiêu chiến lược đề ra. Mục tiêu đề ra trong nước là 20-30 triệu tấn/năm và ở nước ngoài là 8-12 triệu tấn/năm (tổng cộng là 28-42 triệu tấn/năm) thì năm 2016, 2017 PVN đều không hoàn thành và đạt thấp hơn nhiều (năm 2016 đạt 16,66 triệu tấn quy dầu và năm 2017 đạt 4,0 triệu tấn quy dầu). Hầu hết các mỏ đều đã khai thác trong thời gian dài và đang trong giai đoạn cuối dẫn tới suy giảm sản lượng tự nhiên hàng năm từ 15% tới trên 30%.
Vào năm 2010 – 2011, PVN và chính phủ đã ước tính trữ lượng dầu của Việt Nam đủ để khai thác đến năm 2030. Vài năm sau đó khi tốc độ khai thác được đẩy mạnh gấp đôi, “deadline” cho trữ lượng dầu được gia giảm vào năm 2025.
Tuy nhiên trong hai năm trở lại đây, “deadline” mới đã được thiết lập: trữ lượng dầu chỉ còn đủ để khai thác trong 4 -5 năm.
Như vậy, có thể hiểu “deadline” thực sự cho trữ lượng dầu khai thác ở Việt Nam chỉ được khoảng 3 năm nữa, tức đến năm 2021 – trùng với kỳ đại hội đảng lần thứ 13, nếu còn có đại hội này.
Tại kỳ họp quốc hội tháng 5 – 6 năm 2017, Chính phủ còn phải nêu ra một đề xuất đặc biệt: gia tăng sản lượng khai thác dầu thô. Tuy nhiên, phía Ủy ban kinh tế quốc hội lại “lăn tăn” trước đề xuất này. Lý do đơn giản là trữ lượng dầu thô của Việt Nam chẳng còn bao nhiêu, do đó “cứ đào lên mà ăn” như tốc độ hiện nay thì chẳng mấy lúc sẽ hết sạch.
Một trong những tiềm năng có thể cứu vãn ngân sách là mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ ở lô 136/03 thuộc Bãi Tư Chính. Nếu Repsol – một công ty Tây Ban Nha liên doanh với Việt Nam – khoan thăm dò thành công thì ngân sách cùng chế độ Việt Nam sẽ được chia phần không ít.
Nhưng nguồn thu ngoại tệ từ khí đốt của ngân sách Việt Nam lại bị “đối tác chiến lược toàn diện” Trung Quốc thẳng tay bóp nghẹt.
Hai lần liên tiếp vào tháng Bảy năm 2017 và tháng Tư năm 2018, chính quyền Việt Nam đã phải muối mặt yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol ngay tại Bãi Tư Chính mà vẫn được Bộ Ngoại giao chiến đấu võ miệng “thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam”. Tâm thế “giương cờ trắng” quá dễ và quá nhanh vào lúc Trung Quốc mới chỉ tung một đòn phủ đầu tâm lý là một bằng chứng không thể rõ hơn: Bộ Chính trị Hà Nội đã trở nên yếu ớt đến mức bị “người đồng chí 4 tốt” o ép theo cách có muốn kiếm tiền ngay trong vùng hải phận của mình cũng không còn được.
Với bản đồ mới nhất được Bắc Kinh tự vẽ, ‘đường lưỡi bò’ liếm qua đến 67 lô dầu khí, tức gần như toàn bộ các vùng biển có trữ lượng dầu khí mà Việt Nam đã hợp tác với Tây Ban Nha để khai thác, và đang định hợp tác với những công ty dầu khí của Mỹ và Nga để khai thác.
Dự trữ dầu thô dù sắp cạn nhưng cũng không thể khai thác được. Quả là chưa bao giờ trong lịch sử triều đại của mình, đảng CSVN lại túng quẫn lẫn khốn khó như lúc này./.
từ năm 1975 đến nay tiền bán dầu thô thu được khoản 150 tỷ usd , thì mấy bộ cộng sản tham nhũng lủm hết 100 tỷ rồi
Trong một quốc gia mà lảnh đạo toàn i . t , cùng những người không quan tâm đến vận mệnh quốc gia thì đất nước về đâu và đến bao giờ phát triển .
Ở VN người ta gọi là ” nghị 2 tay ” tay nào dơ lên cũng được,trúng cũng dơ mà trật cũng dơ,vỗ tay lên đều đi các cháu,sẽ có kẹo ăn.Bây giờ có gì bán nấy,bán sạch sẽ đẻ xem cuối cùng sẽ bán cái gì đây ví như một đứa con hư,loại trên không chằn,dưới không rễ…xài phí của cha mẹ đến khi lết ra đường ngã nón xin ăn.
Lo gì còn cái mỏ” vàng ” 500
tấn cũa dân dang khai thác tận thu.