Xây dựng khu đô thị ‘Trung Hoa đại phố’ có dễ hay không?

- Quảng Cáo -
Trúc Giang – VNTB|
Trả lời: rất dễ, vì chỉ cần cấp Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố đồng ý. Luật Đất đai 2013, Điều 62. “Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”, cho biết như vậy.
Sắp tới đây, cùng với Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, nếu được thông qua, thì xem ra với thời gian cho phép của một dự án lên đến 99 năm, cho thấy đã đủ hình thành nhiều khu “Chợ Lớn” như vùng đất Sài Gòn của 300 năm trước.
Lợi ích nhóm, nhưng đó là những nhóm nào?
Nếu phân tích theo ngôn ngữ của Tuyên Giáo Đảng, thì dường như có sự hiểu sai nghiêm trọng của nhóm người soạn thảo Luật Đất đai về ít nhất hai vấn đề lớn: Một là, quyền của cơ quan công quyền trong việc định đoạt sở hữu đất đai.Hai là, chủ quyền và quyền lợi của người dân về đất đai. Hai vấn đề này không được bàn luận nghiêm túc dựa trên các quan điểm nhân văn và bản chất kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội; của các quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản về dân sinh, dân quyền, dân chủ.
Do đó không những Điều 62 của Luật Đất đai ẩn chứa lợi ích nhóm, gây đổ máu cho người dân, gây mất trật tự an ninh, ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia mà nhiều điều khác trong luật này cũng gây hậu quả tương tự. Điều 69 là đơn cử tiếp theo.
Khoản d Điều 69: “Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật này”.
Như vậy có thể thấy rằng nếu thật sự là một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân thì một khi người dân không chấp hành giao đất, thì phía đại diện cho quyền lực hành chánh Nhà nước phải khởi kiện người dân ấy ra tòa. Chỉ có tòa mới có thẩm quyền quyết định việc thu hồi đất có hợp pháp hay không chứ không phải chính quyền.
Khi người dân không giao đất, tức là họ cho rằng chính quyền làm chưa đúng, cũng có nghĩa giữa 2 bên có tranh chấp thì tòa án là bên thứ 3 có thẩm quyền quyết định ai đúng, ai sai. Thế nhưng Điều 69 của Luật Đất đai đã tước đi cái quyền sở hữu và định đoạt tài sản của người dân, đã cho phép chính quyền dùng sức mạnh của vũ trang (Điều 71, Luật Đất đai 2013) để giải quyết tranh chấp là hành vi dẫm đạp, bất chấp công lý, thiếu nhân văn, và vi phạm Hiến pháp.
Lợi ích ở nhóm công quyền là chỗ đó. Song cần chỉ rõ nhóm công quyền ấy là ai? Họ gồm những ‘ông to, bà lớn’ nào? Chống lưng cho họ có ‘thế lực thù địch’ từ nước ngoài hay không?
Đang có nhiều Chợ Lớn Mới… đúng luật Việt Nam
Trở lại với câu chuyện “Trung Hoa đại phố”. Người viết cho rằng Điều 69 của Luật Đất đai chính là cánh cửa mở toang cho Bắc Kinh ‘thôn tính’ Việt Nam qua việc thiết lập những khu dân cư kiểu như “Chợ Lớn” thuở “Sài Gòn 300 năm”. Chỉ khác ở chỗ, Chợ Lớn – Sài Gòn là chốn dung thân của người Hoa vì không thần phục nhà Thanh, nên rời bỏ quê nhà sang định cư tại miền Nam Việt Nam từ trước năm 1698 và tiếp sau đó. [Nguồn: http://bit.ly/2ksDQY1].
Còn giờ đây thì Bắc Kinh thôn tính Việt Nam bằng việc đưa lao động từ Trung Quốc sang làm việc tại các nhà máy nhiệt điện than do chính Bắc Kinh đầu tư rải khắp các vùng miền ở Việt Nam. Dự án thép Formosa ở Hà Tĩnh, dự án bột giấy Lee & Man ở Hậu Giang cũng là những nơi tràn ngập cư dân Trung Quốc.
Liệu đã có bao nhiêu “Trung Hoa đại phố” đã thành lập tại Hải Phòng, tại Đà Nẵng, tại Bình Thuận, tại Hậu Giang, tại Trà Vinh? Không bắt lỗi được họ bởi tất cả các dự án bất động sản này đểu ‘phù hợp’ với quy định của pháp luật về đất đai của Việt Nam, mà Điều 69 là một dẫn chứng.
Có ai đó đã bởn cợt rằng Việt Nam đất đai là ‘sở hữu toàn dân’, nên khi dân Trung Quốc qua đây, thì họ cũng có quyền sở hữu vậy thôi (!?). Bởi nói theo cách của Tuyên Giáo, thì với đặc điểm địa lý “Núi liền núi, sông liền sông”, hai nước Việt Nam – Trung Quốc có quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện. Mối quan hệ này đã được nâng lên tầm cao mới theo tinh thần “Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai”, và “Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt”, phù hợp với mong muốn và lợi ích của nhân dân hai nước; đồng thời góp phần vì hòa bình ổn định, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới. Chính lẽ ấy nên nếu ngày càng có nhiều “Trung Hoa đại phố” thì đó cũng là vì ‘đại cục’ của tình hữu nghị bạn vàng mà thôi!
Có thể chè Hà Nội dỡ hơn trà Bắc Kinh, nhưng đất Việt Nam có lành thì chim Trung Quốc mới bu vào đậu. Bán đất giàu hơn bán trà đá cũng từ lẽ đó!
Xin tạm kết bài viết này bằng hai câu thơ của Tố Hữu trích trong “Đường sang nước bạn” (tập thơ Gió Lộng, năm 1961) khi nhà thơ sang thăm Trung Quốc bằng đường tàu hỏa: Bên ni biên giới là mình/ Bên kia biên giới cũng tình quê hương…
- Quảng Cáo -

4 CÁC GÓP Ý

  1. Lại những cái dầu trí tuệ cũa
    ban tuyên giáo nhà dãng.
    Trung hoa dại phố hay dặc
    khu kinh tế “nam hán”với
    99 năm tự trị là hành vi bán
    nước cho tàu +.

  2. ….VÔ CẢM XÚC….

    Nghìn năm đô hộ bởi Tàu
    Trăm năm ngoại quốc thay nhau phá nhà
    Quê nghèo ĐẤT VIỆT của ta
    Còn đâu manh áo nữa mà mặc đây ?

    Thương hình dáng nhỏ mẹ gầy
    Còng lưng gánh Nước… mắt cay lệ tràn
    Dựng xây từ đống tro tàn
    Đã từng nhuộm đỏ.. cơm chan huyết hồng!

    Mấy mươi năm ấy hoài công ?
    Dậm chân tại chỗ rắn rồng chúng xơi
    Còn đâu Hòn Ngọc một thời
    Viễn Đông đệ nhất thành nơi nợ nần!?

    Họp hành ngủ mập cái thân
    Dân nuôi béo trắng… dân cần thế sao..?
    Nhìn xem mà giận sôi trào
    Tốn cơm, hao của, lương cao lộc nhiều!

    Làm thì chả được bao nhiêu
    Cái hàm rộng ngoác khoái chiêu cạp tiền
    Đêm đêm lượn phố hồn nhiên
    Ăn chơi phè phõn ngày liền gáy thôi!

    Thế này đến chỉ việc ngồi
    Tối qua đập phá ..than ôi ngủ gà
    Hỏi sao dân chúng nghèo nha
    Việt Nam chẳng tiến được mà đắng không?

    Vác thân tới họp ngủ xong
    Rủ nhau vào quán thả rông dê già
    Thêm vây kéo cánh đàn ca
    Những viên Quan Tốt hở ra chúng đì?!

    Tập gian, Tập giối mà chi
    Tập mua, Tập khiến, những gì biết không.?
    Thức nào đáp nghĩa non sông
    Dựng xây Đất Việt cho lòng được yên!?

    Cha ông hồn phách gắn liền
    Non sông bốn biển thiên nhiên núi rừng
    Thắt lòng với lũ Khuyển Ưng
    Đang tâm hại nước không ngừng phá tan!

    Tai to miệng lớn ăn tàn
    Xin đừng bán nữa khổ dân héo mòn
    Huyết trào sôi sục căm hờn
    Tàu đang nuốt trọn hết trơn đảo nhà.

    Thành Đô hai tiếng xót xa
    Đồng”Nhân Dân Tệ” nước nhà hiểm hung
    Mà dân chúng khổ muôn trùng
    Tài nguyên biển chết hãi hùng Chế ơi..?

    Nhân đây nhắn gửi đôi lời
    Vẫn còn cơ hội biết vơi hãy dừng
    Dân giờ “cái bụng” hổng ưng
    Dân hờn Dân đập thì đừng khóc than!?

    Thân tàn ma dại cả đàn
    Lo mà giữ nước Khựa càn khắp nơi
    Tầu Trung cướp biển ngoài khơi
    Đâm chìm ngư phủ kêu trời đã vơi..?

    Chẳng thương chẳng giám mở lời
    Mau lên thức giấc cùng coi nước nhà
    Quên hương này của chúng ta
    Đừng mang thêm tội…. ông cha tủi hờn!?

    Nỗi Niềm người Cô Độc.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here