TS Huỳnh Thế Du đã bị nhóm cá mập xăng dầu lợi dụng ra sao?

Tiến sĩ Huỳnh Thế Du - Giám đốc đào tạo Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Ảnh: Dân Trí
- Quảng Cáo -

Thiền Lâm – Cali Today news |

Tiến sĩ Huỳnh Thế Du – Giám đốc đào tạo Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, vừa phải nhận một bài học đắt giá khi một phân tích về giá xăng dầu của ông đã bị nhóm lợi ích xăng dầu lợi dụng cho một âm mưu tăng giá xăng phi mã.

Vào tháng Năm năm 2018, một nữ quan chức là bà Nguyễn Thị Thanh Hằng – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính vừa thông tin cho báo chí là tại cuộc hội thảo lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế bảo vệ môi trường do Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội tổ chức năm 2017, Tiến sĩ Huỳnh Thế Du – Giám đốc đào tạo Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã nhận định: “Nếu tính toán dựa trên mô hình ngoại tác tiêu cực và tính phi hiệu quả (với chi phí ngoại tác tiêu cực đối với xăng được lấy theo đánh giá của một tổ chức uy tín của Mỹ) thì mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng của Việt Nam cần phải điều chỉnh ở mức từ 10.000-20.000 đồng/lít”.

“Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ và Chính phủ đã đồng ý trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề xuất điều chỉnh tăng mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, than đá, dung dịch HCFC, túi ni lông, trong đó đề xuất tăng kịch khung thuế đối với xăng dầu, dung dịch HCFC và túi ni lông”, bà Hằng nói với thái độ như thể ‘việc đã rồi’.

- Quảng Cáo -

Một lý lẽ của Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng tại các kỳ họp quốc hội là nếu tăng thuế bảo vệ môi trường từ 3000 đồng lên 4000 đồng/lít xăng dầu, ngân sách sẽ thu thêm được 15000 tỷ đồng, còn nếu tăng từ 3000 đồng lên 8000 đồng/lít xăng dầu, ngân sách sẽ tgan-sachhu thêm đến 50000 tỷ đồng.

Trong thực tế, nếu chiến dịch tăng thuế “bảo vệ môi trường” từ 3.000 đồng/lít vọt lên đến 8.000 đồng/lít được tiến hành trót lọt, ngân sách trung ương sẽ đạt được số thu 100.000 tỷ đồng hàng năm, so với hiện tại chỉ có khoảng 40.000 – 50.000tỷ đồng.

Vào lúc này, ngân sách lại đang quằn quại trong cơn khát tiền, chủ yếu để trả lương nuôi đảng.

Kết thúc năm 2017, nếu không tính đến phần bán vốn Tổng công ty Rượu bia – nước giải khát (Sabeco), thu được chẵn 5 tỷ USD, tương đương 110.000 tỷ đồng, thì kết quả thu ngân sách năm 2017 chỉ là 1.173 ngàn tỷ đồng, chỉ đạt 96,8% dự toán thu đầu năm 2017.

Kết quả 96,8% thu ngân sách năm 2017 không những không được xem là thành tích mà còn bị coi là một thất bại, bởi đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, thu ngân sách quốc gia không đạt so với dự toán. Cũng là năm thứ ba liên tiếp, thu ngân sách từ khối trung ương không đạt dự toán.

Kết quả thu ngân sách về thực chất chỉ đạt 96,8% dự toán của năm 2017 là một chỉ dấu lớn cho thấy thu ngân sách 2018 nhiều khả năng còn tồi tệ hơn năm 2017 và có thể sẽ sụt tới 5-7% so với dự toán đầu năm 2018, nếu không tính tới phần đè dân thu thuế và “bán mình”.

Nếu thuế bảo vệ môi trường được ‘Bộ bóp cổ’ phóng lên 10000 – 20000 đồng/lít xăng dầu, ngân sách sẽ thu thêm được từ 150000 đến 200000 tỷ đồng mỗi năm, còn Petrolimex và cơ quan chủ quản của nó là Bộ Công thương lẫn ‘cơ quan phối hợp’ của nó là Bộ Tài chính sẽ có thêm những khoản lợi nhuận khổng lồ từ tiền ‘bóp cổ’ dân. Khi đó, số lãi hàng năm mà Petrolimex chia chác cho Bộ Công thương không chỉ là 3000 tỷ đồng như hiện nay, mà chắc chắn sẽ cao hơn nhiều.

Đó là lý do tại sao giới quan chức Bộ Tài chính đã xoay sở để có được những ý kiến ủng hộ việc tăng thuế bảo vệ môi trường từ giới chuyên gia, kể cả những ý kiến trung dung mà có thể được xem là ‘không có ý kiến có nghĩa là ủng hộ’.

Ý đồ của nhóm cá mập cùng giới quyền lực độc trị là rất rõ: giá xăng sẽ không chỉ dừng ở mức 25000 đồng/lít, mà còn có thể được phóng lên gấp đôi như thế – 50000 đồng/lít.

Và đó là lý do vì sao Tiến sĩ Huỳnh Thế Du bị lợi dụng.

Huỳnh Thế Du là một chuyên gia kinh tế và thường có những bài phân tích kinh tế mang đôi nét phản biện độc lập trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

Tuy nhiên, ông Huỳnh Thế Du chưa bao giờ phản biện một cách mạnh mẽ. Tất cả những gì mà Tiến sĩ Du thể hiện ra từ trước đến nay chỉ mềm mại uyển chuyển như thể ‘thiết nghĩ’, ‘kiến nghị’ và ‘mong mỏi đảng và nhà nước ta…’

Phát biểu “Nếu tính toán dựa trên mô hình ngoại tác tiêu cực và tính phi hiệu quả (với chi phí ngoại tác tiêu cực đối với xăng được lấy theo đánh giá của một tổ chức uy tín của Mỹ) thì mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng của Việt Nam cần phải điều chỉnh ở mức từ 10.000-20.000 đồng/lít” của ông Huỳnh Thế Du đã bị ‘đảng và nhà nước ta’ lợi dụng triệt để và lấy làm căn cứ cốt yếu để chính phủ rất có thể sẽ quyết tăng thuế bảo vệ môi trường lên đến 20000 đồng/lít xăng dầu, trong đó có ‘con bò sữa Sài Gòn’ phải chịu thuế nặng nề nhất.

Mặc dù đã ‘cải chính’ trên facebook của mình là ‘Phát biểu chi phí ngoại tác của xăng từ 10-20 nghìn đồng/lít của tôi là có nhưng việc không gắn vào bối cảnh của toàn bộ câu chuyện dường như đã gây hiểu nhầm’, nhưng Tiến sĩ Huỳnh Thế Du lại không hề thể hiện cái tâm thế và dũng khí cần có của người Sài Gòn nói riêng và người dân nói chung để phản đối chính sách ‘bóc lột dân ta đến tận xương tủy’ của ‘Bộ bóp cổ’ nói riêng và chính quyền nói chung.

Cũng bởi thế nên dù cho mang chức danh Giám đốc đào tạo Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, ông Huỳnh Thế Du vẫn bị một số dư luận xem là ‘chuyên gia phản biện trung thành’, tức nói và làm theo ‘đảng và nhà nước ta’, bất chấp trong cái đảng và nhà nước đó đã lộ mặt quá nhiều nhóm lợi ích ăn tàn phá hại đất nước và dân sinh./.

- Quảng Cáo -

8 CÁC GÓP Ý

  1. ….VÔ CẢM XÚC….

    Nghìn năm đô hộ bởi Tàu
    Trăm năm ngoại quốc thay nhau phá nhà
    Quê nghèo ĐẤT VIỆT của ta
    Còn đâu manh áo nữa mà mặc đây ?

    Thương hình dáng nhỏ mẹ gầy
    Còng lưng gánh Nước… mắt cay lệ tràn
    Dựng xây từ đống tro tàn
    Đã từng nhuộm đỏ.. cơm chan huyết hồng!

    Mấy mươi năm ấy hoài công ?
    Dậm chân tại chỗ rắn rồng chúng xơi
    Còn đâu Hòn Ngọc một thời
    Viễn Đông đệ nhất thành nơi nợ nần!?

    Họp hành ngủ mập cái thân
    Dân nuôi béo trắng… dân cần thế sao..?
    Nhìn xem mà giận sôi trào
    Tốn cơm, hao của, lương cao lộc nhiều!

    Làm thì chả được bao nhiêu
    Cái hàm rộng ngoác khoái chiêu cạp tiền
    Đêm đêm lượn phố hồn nhiên
    Ăn chơi phè phõn ngày liền gáy thôi!

    Thế này đến chỉ việc ngồi
    Tối qua đập phá ..than ôi ngủ gà
    Hỏi sao dân chúng nghèo nha
    Việt Nam chẳng tiến được mà đắng không?

    Vác thân tới họp ngủ xong
    Rủ nhau vào quán thả rông dê già
    Thêm vây kéo cánh đàn ca
    Những viên Quan Tốt hở ra chúng đì?!

    Tập gian, Tập giối mà chi
    Tập mua, Tập khiến, những gì biết không.?
    Thức nào đáp nghĩa non sông
    Dựng xây Đất Việt cho lòng được yên!?

    Cha ông hồn phách gắn liền
    Non sông bốn biển thiên nhiên núi rừng
    Thắt lòng với lũ Khuyển Ưng
    Đang tâm hại nước không ngừng phá tan!

    Tai to miệng lớn ăn tàn
    Xin đừng bán nữa khổ dân héo mòn
    Huyết trào sôi sục căm hờn
    Tàu đang nuốt trọn hết trơn đảo nhà.

    Thành Đô hai tiếng xót xa
    Đồng”Nhân Dân Tệ” nước nhà hiểm hung
    Mà dân chúng khổ muôn trùng
    Tài nguyên biển chết hãi hùng Chế ơi..?

    Nhân đây nhắn gửi đôi lời
    Vẫn còn cơ hội biết vơi hãy dừng
    Dân giờ “cái bụng” hổng ưng
    Dân hờn Dân đập thì đừng khóc than!?

    Thân tàn ma dại cả đàn
    Lo mà giữ nước Khựa càn khắp nơi
    Tầu Trung cướp biển ngoài khơi
    Đâm chìm ngư phủ kêu trời đã vơi..?

    Chẳng thương chẳng giám mở lời
    Mau lên thức giấc cùng coi nước nhà
    Quên hương này của chúng ta
    Đừng mang thêm tội…. ông cha tủi hờn!?

    Nỗi Niềm người Cô Độc.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here