Khi đất còn bị “cùm” vào những chính sách bất công

Tháng 4-2017, một cuộc chống cưỡng chế thu hồi đất tại phường Đông Phong, thành phố Lai Châu (VOV.VN)
- Quảng Cáo -

Trịnh Anh Tuấn – Trí Việt News|

Cái kết của những phản kháng phẫn uất

Ngày 23-10-2016, nông dân Đặng Văn Hiến nổ súng, chống trả đoàn cưỡng chế đất của công ty Long Sơn làm ba người chết, 13 người bị thương trên mảnh đất của mình tại xã Quảng Tín, Tuy Đức, Đăk Nông. Đầu tháng 1-2018, Tòa án Nhân dân tỉnh Đăk Nông kết án tử hình Đặng Văn Hiến. Hai người hỗ trợ anh cũng nhận mức án lần lượt 20 và 12 năm tù. Kết cục vụ án này là ba người chết và một người sắp chết. Bỏ lại hơn chục đứa trẻ nghèo, bơ vơ. Câu chuyện về Đặng Văn Hiến, cùng với hàng trăm ngàn câu chuyện về dân oan, về cưỡng chế đất khác, đã trở thành như biểu tượng về một đất nước đầy rẫy bất công. Người dân dễ dàng bị đuổi ra khỏi nhà, bị đuổi khỏi mảnh đất họ canh tác mấy chục năm trời một cách dễ dàng; để nhà nước lấy phục vụ cho công trình hay giao cho nhóm lợi ích nào đó xây nên những biệt thự, công trình kiếm lợi ngàn tỷ. Đổi lại, những người dân ở dưới đáy xã hội chỉ nhận được vài đồng bạc lẻ hoặc có khi mất trắng tay.

Khi cái gọi là “đất đai thuộc toàn dân, nhà nước quản lý” vẫn còn tồn tại thì không thể nào hết được dân oan. Trong cái thể chế tự xưng đại diện cho dân luôn bao bọc và nuôi dưỡng những kẻ tham lam, tàn nhẫn, luôn tìm cách vơ vét đầy túi, bỏ qua những tiếng kêu oán thán khắp trời của dân đen; thì những người dân đen có thể làm gì? Họ chỉ có hai lựa chọn. Một là nhận những đồng bạc lẻ, rồi sau đó khóc ròng khi đi qua mảnh đất cũ của mình giờ đáng giá gấp trăm lần. Hai là không nhận tiền, quyết tâm đòi lại công lý. Những người đàn bà sẽ đi khắp nơi, đi đến hết đời để kiện. Những người đàn ông, như Đoàn Văn Vươn, Đặng Ngọc Viết, Đặng Văn Hiến, Trịnh Bá Khiêm… thì, trong cơn phẫn uất, sống mái với “đối phương” với đủ mọi thiết bị, phương tiện và nhân lực. Điểm cuối của những cơn phẫn uất đó, nhẹ thì cũng mấy năm tù; nặng hơn, là án tử hình như Đặng Văn Hiến hay phải tự kết liễu đời mình, như Đặng Ngọc Viết.

Sự kiện Điện Bàn, Quảng Nam

Sáng 22-5-2018, trên mạng lan tràn bức hình chụp nhiều người phụ nữ xích chân trong một ngôi nhà ở khu phố Quảng Lăng, Điện Nam Trung, Điện Bàn, Quảng Nam. Họ thông báo rằng ngôi nhà của họ sắp bị cưỡng chế và họ đã xích chân lại để quyết giữ lại ngôi nhà. Những người từng tiếp xúc dân oan đi khiếu kiện cũng như tận mắt chứng kiến nhiều trận cưỡng chế của chính quyền sẽ hiểu đó là một lời kêu cứu khẩn thiết. Những nạn nhân của một chính sách bất công mong muốn hình ảnh đó đánh động dư luận và được cộng đồng lên tiếng giúp đòi công bằng. Đó là phương pháp ôn hòa nhất để họ có thể giữ đất, giữ nhà trước hàng trăm nhân viên công quyền, cùng với công an, cảnh sát cơ động và nhiều đơn vị chức năng khác.Tuy vậy, đến 21g tối cùng ngày, dưới sức ép chính quyền, ông Võ Như Ái, chủ căn nhà trên, đã chấp nhận giao nhà.

Cho rằng việc đền bù không thỏa đáng, người dân khối phố Quảng Lăng 2 (phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) đã tự xích chân mình, cố thủ trong nhà để ngăn lực lượng cưỡng chế san ủi nhà, giải phóng mặt bằng – (Ảnh Thanh Ba)
- Quảng Cáo -

Nhìn lại cách thức mà người dân Điện Bàn, Quảng Nam phản kháng so với cách thức đầy bạo lực bằng súng hoa cải, bằng bom xăng, bom gas hay những bình axit đặc, chúng ta dễ dàng nhận ra sự khác biệt, dù kết quả không có gì khác. Những người dân thấp cổ bé họng, dù cách này hay cách kia, vẫn không thể giữ được nhà cửa, đất đai của mình. Nhà cầm quyền, với đầy đủ công cụ, nhân lực và kỹ năng trấn áp, dễ dàng bẻ gãy mọi nỗ lực phản kháng của những người nông dân.

Gia đình ông Võ Như Ái sử dụng cách thức phản kháng ôn hòa. Họ muốn tạo ra một hình ảnh gây chấn động và nhờ sự lan tỏa của mạng xã hội, với một hy vọng nhỏ nhoi rằng, họ sẽ được khoản tiền bồi thường công bằng đúng theo luật. Hình ảnh những phụ nữ tự xích chân trong ngôi nhà sắp bị phá bỏ hẳn gây được một cảm xúc mạnh mẽ nhất thời. Hình ảnh đấu tranh ôn hòa này nên được nhìn nhận như một lời kêu cứu thống thiết từ những người phụ nữ già nua, ốm yếu và cần được thông cảm chứ không phải soi mói, đặt nghi vấn về “tính trung thực” của bản thân tấm ảnh để ám chỉ sự “ăn vạ” của người dân!

Những hành động bất hợp tác ôn hòa từ phía người dân, như việc tự xích chân chống cưỡng chế, nên khuyến khích hơn những trận huyết chiến, mà phần thua, chắc chắn thuộc về người dân, những kẻ thấp cổ bé họng luôn yếu thế trong bất cứ tranh chấp nào trước một hệ thống chính quyền đầy thủ đoạn, hiếm khi lắng nghe và luôn sẵn sàng sử dụng bạo lực.

Giá bồi thường đất khi thu hồi tại Quảng Lăng 2, Điện Nam Trung là bao nhiêu?

Lý do gia đình ông Võ Như Ái không giao đất và nhà cho chính quyền tỉnh Quảng Nam thi công đoạn đường DT 607 là do họ không đồng ý với mức giá bồi thường mà chính quyền Quảng Nam đưa ra. Theo báo Tuổi Trẻ và báo Tài nguyên Môi Trường, mỗi mét vuông đất khi thu hồi sẽ được bồi thường 646.000đ. Người dân không đồng ý vì cho rằng chính quyền cố tình lách luật, sử dụng luật đất đai năm 2003 để áp giá khiến số tiền bồi thường giảm đi rất nhiều. Các quyết định bị cố tình kéo lùi ngày ký xuống gây thiệt hại cho người dân (1) (2). Theo báo Công Thương (3), Dự án DT607 được phê duyệt năm 2015, các quyết định thu hồi và bồi thường đất được ký vào khoảng tháng 6-2015. Giá bồi thường đất từ năm 2015-2019 khi thu hồi do UBND tỉnh Quảng Nam ký ban hành tại Quyết định số  48-2014-QĐ-UBND ngày 25-12-2014 là 2,25 triệu-2,65 triệu đồng-m2. Đây chỉ là bồi thường đất, chưa tính các tài sản hiện hữu trên đất.

Như vậy, yêu cầu chi trả bồi thường gần 3 triệu đồng-m2 của gia đình ông Võ Như Ái và các hộ dân ở đó là hoàn toàn có cơ sở về mặt pháp lý, đúng với quyết định do chính UBND tỉnh Quảng Nam ban hành./.

- Quảng Cáo -

5 CÁC GÓP Ý

  1. Cả bầy nai dang dứng nhìn.
    Lũ sư tử ăn thịt dồng loại.
    Không phải! dây rỏ ràng là
    con người văn minh mà .Họ
    không sống trong thời dại
    ăn lông ở lổ.Sao họ lại chấp
    nhận dể cho lũ tà quyền làm
    những chuyện phi nhân tính
    giữa ban ngày. Sống nhục
    thua một dàn kiến thì họa
    mất nước diệt vong sẻ úp
    xuống dầu . Buồn cho cái
    thằng dân tôi”nhu nhược”.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here