Dân chủ và sức mạnh nghị viện

- Quảng Cáo -

Fb. Đỗ Ngà|

Lịch sử nền dân chủ gắn liền với sự hình thành và lớn mạnh của nghị viện. Vậy nghị viện là gì? Chắc chắn ai cũng trả lời được câu hỏi này. Đó là cơ quan lập pháp. Nhưng trả lời “đó là cơ quan lập pháp” theo tôi, đó là câu trả lời chưa thỏa đáng. Vì sao?

Thực ra lập pháp đơn giản là là viết luật cho nhà nước thi hành. Việc viết ra luật pháp nó bắt nguồn từ động cơ nào mới là quan trọng. Tại sao nước Mỹ có đến 80% thành phần da trắng mà nghị viện của họ vẫn phải biểu quyết một đạo luật mang lại quyền lợi cho người da đen như Đạo luật Dân quyền năm 1963? Tại sao ở Việt Nam, một điều luật thể hiện sự gian trá trơ trẽn ngay trong cách dùng từ như vụ “thu giá” mà Quốc hội CS vẫn thông qua? Hay một luật vi phạm nguyên tắc tố tụng như buộc luật sư tố cáo thân chủ vẫn được nghị viện CS thông qua? Tất cả, cũng đều xuất phát từ nguồn gốc của kẻ đại diện mà ra.

Lịch sử nghị viện ở Âu Châu có từ 500 năm TCN. Ban đầu, nó là hội đồng cố vấn cho nhà vua, mà kẻ đại diện là những lãnh chúa thuộc La Mã. Nói là cố vấn chỉ là góp ý, nhưng theo thời gian quyền lực của hội đồng này mạnh lên dần và lúc thịnh nó truất phế luôn vua và bầu quan hành pháp có nhiệm kì. Hội đồng đó được gọi là Viện Nguyên Lão. Sau này còn có thêm viện thứ dân nhưng chức năng viện thứ dân mờ nhạt chứ không mạnh như Hạ Viện ngày nay. Dù viện thứ dân yếu, nhưng nó là mẫu để hình hành quốc hội 2 viện sau này. Nền cộng hoà La Mã tồn tại 500 rồi suy vong và chế độ cộng hòa La Mã cổ đại bị khai tử. Nhưng đó là một mô hình để 18 thế kỉ sau nó trở lại hoàn hảo hơn.

- Quảng Cáo -

Vì sao Âu Châu là cái nôi của nền văn minh nhân loại? Tất cả những mô hình chính trị của xã hội tiến bộ khắp thế giới hiện nay điều có nguồn gốc từ Âu Châu cả. Chưa nói đến khoa học kĩ thuật hay khoa học quản lí, chỉ nói đến loại hình chính trị, thì nhiêu đó cũng đủ làm cho thế giới phát triển vượt bậc.

Tiền thân của dân chủ – tam quyền phân lập là quân chủ chuyên chế (hay còn gọi là phong kiến) kiểu Tây Âu, một loại quân chủ có tồn tại nghị viện làm đối trọng với nhà vua. Từ chỗ nghị viện là nơi tiếng nói lãnh chúa, sau này nó là nơi của tầng lớp tư sản. Vì thế, nghị viện ngày một mâu thuẫn với nhà vua và nổ ra cuộc xung đột. Nghị viện thắng sẽ truất quyền hành chuyên chế của nhà vua và từ đó mới có dân chủ. Cách mạng Anh 1641-1652 là truất phế vua tập quyền và lập nên vua biểu tượng. Cách mạng Pháp 1789-1792 là sự xung đột giữa Quốc hội và vua Luis XVI lập nên đệ nhất cộng hòa Pháp.

Riêng phong kiến Á Đông cũng có vua nắm tập quyền, nhưng trong bộ máy chính quyền không có nghị viện. Vì thế phong kiến Á Đông là loại phong kiến không hề chứa mầm móng dân chủ. May sao, sau đệ nhị thế chiến, phong kiến Á Đông sụp gần hết và nhường lại cho thể chế cộng hòa ra đời.

Vì rất nhiều ngàn năm Á Đông chìm trong phong kiến không nghị viện nên nó thành ra xã hội bị thuần hóa hoàn toàn bởi quyền lực. Ở Á Đông, quốc gia dân chủ thực sự rất ít. Ở Á Đông, dân chủ hoàn toàn không mang tính phổ quát như Tây Âu. Vì sao? Vì đã bị thuần hóa trước quyền lực ngàn băm nên dù cho áp mô hình tam quyền phân lập nó cũng trở lại độc tài ở chừng mực nào đó.

Độc tài được ví như hồn Trương Ba da hàng thịt. Về bề ngoài có hành pháp, lập pháp và tư pháp. Nhưng đó là trá hình, nó hoàn toàn không độc lập. Lập pháp và tư pháp làm tay sai cho hành pháp thì đó là độc tài cá nhân. Còn cả 3 gồm hành pháp, lập pháp và tư pháp làm nô lệ cho một nhóm người thì đó là độc tài toàn trị. Dù cho độc tài cá nhân hay độc tài toàn trị thì quốc hội lập pháp là con rối.

Cũng vì thứ Quốc hội kiểu con rối nên mới có chuyện quốc hội Việt Nam biểu quyết cho một luật thay chữ “thu phí” thành thu giá là vậy. Ngày xưa Triệu Cao chỉ hươu nói ngựa được thì nay đảng chỉ “thu phí” là “thu giá” chúng cũng gật thôi. Loại Quốc hội CS là một thứ đáng khinh, Đảng chỉ cứt nói cơm chúng cũng gật. Vì thứ nghị viện này nó thế, nó đại diện cho quyền lợi của một tập đoàn chính trị tham tàn chứ có là tiếng nói người dân thực sự đâu?

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here