Cần loại ngay từ “thu giá” ra khỏi ngôn ngữ nói và viết

- Quảng Cáo -

Nguyễn Tường Thụy – RFA

Vừa qua, các trạm thu phí- BOT đồng loạt đổi thành trạm thu giá. Đây là từ do Bộ Giao thông Vận tải mới “sáng tạo” ra gây nên sự phản ứng dữ dội trên công luận và trong dư luận.

Tại sao lại đổi thu phí thành thu giá? Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông Vận tải, người có công sáng tạo ra từ “thu giá” giải thích như sau:

“BOT là 1 sản phẩm của doanh nghiệp nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước”.

- Quảng Cáo -

Xin hỏi ông: ông căn cứ vào đâu để nói, phí là của nhà nước, còn giá là của doanh nghiệp? Ông giải thích thế nào khi phí chợ, phí giữ xe, phí đường làng, phí đi vệ sinh… do doanh nghiệp hay tư nhân đang thu vẫn dùng từ “phí”.

Ông Thể giải thích tiếp: “Từ khi chuyển qua giá thì sẽ giảm giá, giảm để cân đối được phương án tài chính, còn nếu phí muốn thay đổi sẽ phải thông qua các bộ nên rất chậm”

Ông Thể không nói “sẽ thay đổi” mà nói “sẽ giảm giá”. Với cách nói này, có vẻ như ông lập lờ để mọi người tưởng đến cái lợi của việc dùng chữ “giá”: khi chuyển sang “giá” sẽ tốt cho người sử dụng dịch vụ, chỉ có giảm chứ không có tăng? Ông có khẳng định được điều này không? Nếu doanh nghiệp tăng “giá” thì ông có chịu trách nhiệm với lời nói của mình không? Tại sao đổi “phí” thành “giá” thì giảm được còn nếu không đổi thì không giảm được.

Còn việc thay đổi mức thu nhanh hay chậm là do cơ chế quản lý. Linh động hay không là do cơ chế, ở đây là cơ chế quản lý phí, chứ không phải đổi chữ “phí” thành “giá” mà linh động đươc. Cũng như con người đầu óc tối tăm, có đổi tên thành Thông Minh thì cũng không sáng láng ra được. Chỉ thay tên gọi của một loại phí mà đem lại kết quả tốt hơn, điều đó chỉ có trong tư duy của ông Thể.

Trước dư luận cho rằng, Bộ GTVT đang đánh tráo khái niệm “thu phí” thành “thu giá”, ông Thể khẳng định: “Không phải do bộ quy định mà do nghị định của Chính phủ quy định. Ví dụ, sản phẩm sản xuất nhà máy thì họ ấn định giá bán, và BOT là 1 sản phẩm của DN…”.

Hình như ông càng nói càng bí, càng bí càng nói ẩu. Ông dựa vào chữ “ấn định giá” để bao biện cho chữ “thu giá” của ông. Khi một sản phẩm làm ra thì đương nhiên phải định giá trước khi đưa ra thị trường. Khi bán thì người ta thu tiền theo giá bán, chứ người ta không gọi là thu giá bao giờ. Điều này là một thực tế, từ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân cho đến bà bán rau ngoài chợ.

Phải chăng Bộ GTVT cho rằng, dùng chữ “phí” thì nó mang tính tùy tiện, dễ gây phản ứng, còn chứ “giá” nó thật hơn, đúng hơn. Thực ra, chữ “phí” hay chữ “giá”, bản thân nó không xấu, nó không có lỗi mà chỉ con người vận dụng nó có lỗi mà thôi. Nếu phí tính hợp lý thì vẫn chấp nhận được, còn nói “giá” cũng chẳng loại trừ được việc doanh nghiệp cố tình đưa ra “giá đểu”.

Sau hết thì dù biện luận, giải thích kiểu gì cũng không thể dùng chữ “thu giá” vì nó vô nghĩa, trái với ngôn ngữ và cách nói của người Việt.

Từ điển định nghĩa: “Phí là khoản tiền trả cho một dịch vụ nào đó”, không hề phân biệt dịch vụ do nhà nước quản lý hay do doanh nghiệp quản lý. Vì vậy, trạm thu tiền đặt trên đường BOT gọi là trạm thu phí như từ trước đến nay vẫn dùng là đúng.

Chữ “thu” và chữ “giá” đều là những từ ngữ quen thuộc nhưng khi ghép chúng lại với nhau lại trở thành vô nghĩa.

Có cái gì đó lươn lẹo, trí trá trong việc đổi “thu phí” thành “thu giá”. Facebooker Phạm Lưu Vũ phẫn nộ: “THU GIÁ” là chữ của bọn móc túi đại lưu manh, đại mất dạy và vô cùng thất đức ở bộ GTVT và bộ Tài chính. Đó là sự ngang nhiên thách thức lương tri, trí tuệ của cả thời đại. Chúng thừa biết không đánh lừa được ai, mà vẫn ngang ngược đánh lừa, thì cổ kim không kẻ đại bịp nào dám làm điều tương tự. Đó là sự trắng trợn, hỗn láo với cả Trời, Người và Quỷ thần”.

Việc tạo ra và sử dụng chữ “thu giá” của Bộ GTVT, ngôn ngữ Việt không thể chấp nhận được. Nó nhạo báng ngôn ngữ Việt, phá hoại sự trong sáng của Tiếng Việt. Yêu cầu các cơ quan chức năng loại ngay chữ “thu giá” ra khỏi ngôn ngữ nói và viết.

- Quảng Cáo -

32 CÁC GÓP Ý

  1. Copy and paste

    LẦN CUỐI VỀ “THU GIÁ

    1- “Thu giá” là sự ngu độn về ngôn ngữ. Nhưng đây chẳng phải sự ngu độn thật thà. Ngu cái này nhưng cáo già trong cái khác. Bởi vì:
    2- ‘Thu giá” là sự trí trá về lập luận. Đường BOT không phải là “sản phẩm của doanh nghiệp”. Nếu doanh nghiệp mua quyền sử dụng đất, làm đường riêng không dính gì vào các tuyến đường của nhà nước, thì đó mới là sản phẩm doanh nghiệp, họ định giá vé thế nào, có ai đi là việc của họ. Còn BOT là sản phẩm của hợp tác công tư. Doanh nghiệp làm đường trên đất nhà nước cho, cải tạo đường vốn có của xã hội, được khai thác trong thời hạn nhất định để hoàn vốn và có lãi trong khuôn khổ được định ra qua phương án tài chính. Hiện nay đa số các dự án đó ký với nhà nước là hợp đồng “mở”. Nghĩa là thời gian họ được thu tiền căn cứ vào lưu lượng xe đi qua và mức phí xe đi qua phải trả. Cho nên họ mới được kêu ca là thu thấp thì phải thu lâu hơn. Bây giờ nói là sản phẩm của họ tức là phủi cái phần của dân của nước trong BOT đó.Thử hỏi nếu nó là sản phẩm của doanh nghiệp sao lại phải kiểm soát xác minh số tiền thực đầu tư, số tiền thực mỗi ngày thu vào như vừa qua đã buộc phải làm?
    3- “Thu giá” là sự xảo quyệt về ý đồ. Việc thu tiền vé đi đường BOT theo cách thực hiện ở Việt Nam thời gian qua xung đột với quy định về phí theo pháp luật. Tách nó ra khỏi phí là để hợp pháp hoá việc thu tiền lần thứ hai đối với người dân trên nhiều đoạn đường BOT, đánh bật khỏi tay người dân vũ khí pháp lý hợp pháp để phản đối sự bất công thiếu minh bạch.
    4- “Thu giá” là sự lỳ lợm và trắng trợn trong thái độ đối với người dân. Dân không phản đối BOT, dân không phản đối chuyện đi đường BOT tốt hơn thì phải nộp tiền. Cũng không phải BOT ở chỗ nào cũng không hợp lý. Có những đường, cầu BOT làm cả vùng xưa nay thiếu đường,thiếu cầu nay đi lại giao thương thuận lợi hơn. Cái đó dân ủng hộ. Dân phản đối cái gì?. Dân phản đối chuyện đường quốc lộ số 1 của đất nước tráng lên một lớp rồi thu như thể đường đó họ làm ra từ đầu. Dân phản đối chuyện không có lựa chọn, đi đường nào cũng phải nộp BOT. Dân phản đối chuyện khai khống giá trị đầu tư BOT rồi từ đó định ra giá vé và thời hạn thu. Dân phản đối chuyện cầu nhà nước làm vẫn đi được bị ngăn lại lùa xe sang bắt đi cầu mới phải trả tiền BOT. Dân phản đối chuyện cho thu BOT cả đường mới lẫn đường cũ để lùa dân sang đường mới BOT. Dân phản đối chuyện không dùng đường BOT nhưng buộc phải đi qua trạm và phải mất tiền. Dân phản đối chuyện ém giảm số lưu lượng xe qua trạm BOT để thu lời tối đa. Dân phản đối chuyện chẳng có cuộc đấu thầu nào cả mà chỉ số quan chức cùng doanh nghiệp ký với nhau làm BOT chỗ này, chỗ kia. Dân phản đối chuyện làm BOT có thể “tay không bắt..vàng”. Dân phản đối vì đóng thuế, đóng phí đường bộ và đóng góp suốt bao năm bây giờ đất nước đến con đường xuyên Việt đầu tiên cũng chi chít trạm thu tiền. Dân phản đối vì tiền nộp BOT nhiều hơn chi cho xăng dầu, mọi hoạt động kinh tế hay dân sinh đều bị thêm gánh nặng.
    Những cái đó có không? Dân phản đối có sai không?
    Đành là có những cái sai đã xảy ra nhưng khó xoá đi làm lại được, mà phải chấp nhận hậu quả, thì cách làm vẫn là phải nhìn vào bản chất sự thật mà nói với dân.
    Thay vì thẳng thắn rành mạch với dân, cùng dân tìm giải pháp khắc phục, thì lấy chữ mà che đậy bản chất vấn đề, nặn ra cái cơ sở lý cùn để ép dân phải theo. Đó là cái cách mà ngài Thể chọn.
    5- Do vậy, “thu giá” chỉ xuẩn về chữ, chứ rất gian về tâm, về trí. Khi sự gian xảo xuất phát từ một quan chức cấp Bộ và những cố vấn của ông ta, nó là sự phá hoại tính công chính của Nhà nước. Tôi sẽ rất thất vọng nếu cái cách cư xử này được Nhà nước cho qua.

  2. Thu phí, thu giá, thu tài, thu đồng, thu đô hay thu tiền:
    1. Thu phí: sẽ bị trả tiền lẻ (đếm mỏi).
    2. Thu giá: sẽ ăn giá (coi chừng ngộ độc vì thực phẩm kg an toàn).
    3. Thu tài (tài chính, kinh phí): sẽ nhận quan tài.
    4. Thu đồng (VNĐ): bác tài sẽ mua nhang mời các sư làm lễ lên đồng (cầu siêu).
    5. Thu đô (USD): sẽ nhận rượu đế xem thằng nào đô cao (lâu say hơn).
    Thôi ta thu TIỀN là chắc nhất, miễn đừng tiền lẻ là được (USD càng tốt).

  3. CHẲNG LẼ THỦ TƯỚNG PHẢI ĐI SỬA LỖI NGU TIẾNG VIỆT CHO ÔNG BỘ TRƯỞNG ?

    Tôi vẫn nhớ một chuyện hồi mới biết nói. Hồi đó nhà tôi ở giữa làng, nhà ông cậu họ ở đầu làng. Có lần mẹ tôi bảo đi với mẹ lên nhà cậu chơi, tôi nói “đường cao quá không đi”. Cả nhà cười vui vẻ, ai cũng biết tôi chưa có đủ tiếng để nói, chứ ai cũng hiểu tôi muốn nói “xa” chứ không phải “cao”.

    Nếu như tất cả các vị Bộ trưởng đều có trình độ thực học ngang với lớp 3 phổ thông thì không có câu chuyện chuyển cái “Trạm thu phí” thành “Trạm thu giá” làm trò cười cho thiên hạ trong những ngày qua. Là trò cười, nhưng không thể “cười vui vẻ”. Ông Bộ trưởng Giao thông và cấp dưới của ông ấy không phải không đủ chữ để viết, mà do cố tình lách luật nên đã bộc lộ sự u mê của đầu óc khi biến một từ tiếng Việt thành tối nghĩa. Mà không cần phải học tới lớp 3, chỉ cần biết nói và không điếc thì nghe cái chữ “thu giá” đã thấy vô nghĩa rồi.

    Dù có biết chữ hay không, một người bình thường khi nghe tiếng “phí”, ai cũng hiểu đó là khoản tiền phải trả khi sử dụng một dịch vụ (ngoài cái nghĩa của từ phí tổn, chi phí, lãng phí không nằm trong ngữ cảnh này). Khi nghe tiếng “giá”, ai cũng hiểu đó là biểu hiện được tính bằng tiền của một vật hay một thành quả của lao động (ngoài những nghĩa khác không nằm trong ngữ cảnh này : là mầm chưa thành lá của hạt đậu, dụng cụ để treo hay đỡ đồ vật, hoặc là người ở vậy không lấy vợ lấy chồng…). “Thu phí” là thu một khoản tiền, còn “thu giá” chỉ có thể thu … giá đậu hay cái giá đỡ treo trên tường mà thôi. Người ta vẫn dùng được chữ “trả giá” nhưng “giá” ở đây có hàm nghĩa rất mắc, không chỉ bằng tiền mà còn bằng danh dự, sự nghiệp, tánh mạng.

    Sự u mê về tiếng mẹ đẻ của một vị Bộ trưởng lại được treo khắp nơi cho toàn dân nhìn thấy, đã biến thành trò cười. Sau khi công luận góp ý rồi mà vẫn không chịu sửa thì không dừng lại ở trò cười nữa. Nó trở thành uy tín của Chính phủ. Chúng ta sẽ giải thích như thế nào khi trẻ con hỏi chúng ta : “Thu giá” là thu cái gì ? Chúng ta sẽ bảo với chúng nó rằng ông Bộ trưởng Giao thông ngu. Chúng hỏi : Có ai không ngu để sửa chữ đó không ? Đến nước này chắc Thủ tướng phải mở miệng lệnh cho ông Bộ trưởng Giao thông sửa ngay cái chữ tối nghĩa đó đi, nếu không thì toàn dân làm sao giải thích cho con cái ho để giữ uy tín cho Chính phủ ?

  4. Ngôn ngữ việt nam cứ để cho bọn rô thần kinh chúng vo tròn bóp méo muốn dùng sao cũng được hay sao bọn người đó nó điên chứ dân có điên đâu mà phải nghe lời chúng chẳng nhẽ nó nói con trâu có 3 chân thì dân mình cũng nghe a ̀tôi thấy dân mình hiền quá mấy thằng điên nó bảo thế nào cũng phải nghe theo

  5. Bộ GTVT định làm kẻ sĩ như Nguyễn bỉnh Khiêm hay sao.Lâu nay BOT đã kiếm bộn rồi,bây giờ định hưởng cuộc sống đế vương,hạ cánh an toàn hay sao đây mà lại treo cái bảng Trạm Thu Gía : ” Một mai một cuốc một cần câu.Thơ thẩn dù ai vui thú nào.Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ.Người khôn người đến chốn lao xao.THU ăn măng trúc,đông ăn GIÁ .Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao ” Lúc này bê tông hóa,phân lô bán nền hết cả rồi còn đâu nữa mà THU với GIÁ bà con.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here